Thiết kế giáo án khoa học và sử dụng tốt thiết bị đồ dùng dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 93 - 97)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM ĐỒNG

3.2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Trường Tiểu học Tam Đồng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

3.2.2. Nhóm biện pháp đối với người dạy

3.2.2.2. Thiết kế giáo án khoa học và sử dụng tốt thiết bị đồ dùng dạy học

việc: cần dạy những gì, sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào, ước lượng thời gian tổ chức dạy học.

Trong việc xác định nội dung dạy học, không chỉ chú ý đến các kiến thức kỹ năng chuyên môn mà cần chú ý những nội dung có thể phát triển các năng lực chung khác như năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.

Việc xác định PPDH cần được lập luận trên cơ sở mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học, đặc biệt là mối quan hệ mục đích - nội dung - PPDH. Trong việc thiết kế PPDH cần bắt đầu từ bình diện vĩ mô: xác định các quan điểm, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Từ đó xác định các PPDH cụ thể và thiết kế hoạt động của GV và HS theo trình tự các tình huống dạy học nhỏ ở bình diện vi mô.

Qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu, tôi nhận thấy giáo án cần được chuẩn bị và thiết kế như sau:

Tuần

Thứ…ngày…tháng…năm…

Dạy lớp:…

MÔN

Tiết…: TÊN BÀI DẠY I. Mục tiêu

1. Kiến thức:…

2. Kĩ năng:…

3. Thái độ:…

II. Chuẩn bị

- Chuẩn bị của GV:…

- Chuẩn bị của HS:…

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Thời gian

Nội dung và mục tiêu Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức:

Mục tiêu:…

2-Kiểm tra bài cũ:

Mục tiêu:…

3-Bài mới:

Mục tiêu (các hoạt động cụ thể):…

4-Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu:…

IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy

………

………

Sau mỗi bài dạy thực tế GV sẽ nhận ra những ưu – khuyết điểm của mình trong bài dạy, từ đó mỗi GV sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm trong phần “rút kinh nghiệm tiết dạy” để hoàn thiện hơn các tiết dạy sau này.

Phương tiện dạy học (PTDH) có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các PTDH cần phù hợp với mối quan hệ giữa PTDH và PPDH. Trong Trường Tiểu học Tam Đồng hiện nay, việc trang bị các PTDH mới cho các trường đã được tăng cường. Tuy nhiên các PTDH tự tạo của GV luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy.

Sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint là một phương hướng cải tiến việc thiết kế bài dạy học cũng như hoạt động dạy học.

Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử.

Phương tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới.

Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu (video,hình ảnh,bảng đồ..), cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy.

Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích ( 1 slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có quy ước (có thể dùng khung hoặc màu nền),phối hợp giữa phông nền và màu chữ phù hợp với nội dung. Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng, học sinh ghi được bài.

Sử dụng thiết bị trong DH giúp cho HS biết vận dụng từ lý thuyết vào thực hành, đặt ở vị trí thích hợp để HS dể quan sát, dể dàng tiếp cận. Phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học và CNTT mà bảng đen khó đạt được.

Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu của nó:

- Giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, biết kết hợp lý thuyết với thực hành, có tinh thần hợp tác.

- Đồ dùng trực quan có nhiều loại, đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan quy ước...Vì thế khi sử dụng GV phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy.

- GV phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. GV phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy luận vấn đề.

- Trong các bài dạy về hình học mà giáo viên biết vận dụng được CNTT để hỗ trợ cho giảng dạy thì hiệu quả đạt được sẽ cao.

- Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm, phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế.

- Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian, không làm loãng trọng tâm bài dạy.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)