Thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Trường

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 70)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.Thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Trường

Tiểu học Tam Đồng

Có thể nói, Hiệu trưởng Trường TH Tam Đồng đã trực tiếp chỉ đạo, đưa ra các quy định và hướng dẫn việc thực hiện nề nếp, kỷ cương DH từ khâu chuẩn bị bài, lên lớp, chấm, sửa, đánh giá kết quả học tập của HS cũng như các hoạt động GD khác. Thậm chí Hiệu trưởng đã trực tiếp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV, rèn luyện các kỹ năng DH cần thiết cho GV và trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện của GV.

Đổi mới PPDH Toán phải bắt đầu từ khâu chuẩn bị bài lên lớp của GV. Tôi đã tìm hiểu hoạt động này từ công việc soạn bài và đã tiến hành khảo sát các kĩ năng soạn bài theo hướng đổi mới PPDH với 4 kĩ năng cơ bản:

- Thiết kế hệ thống việc làm cho HS (hệ thống bài tập, hệ thống câu hỏi, …).

- Thiết kế bài học thực hành cá nhân hoặc theo nhóm ; - Thiết kế bài học theo kiểu sắm vai, trò chơi sư phạm; - Thiết kế bài học theo kiểu trao đổi nhóm.

Kết quả điều tra cho thấy:

Trên 80% GV tự đánh giá ở mức độ thành thạo và khá thành thạo ở 2 kĩ năng đầu, còn hai kĩ năng sau thỉnh thoảng mới được ứng dụng trong những giờ dạy mẫu, dạy thao giảng….

Như vậy, việc phát huy tính tích cực của HS trong học tập chủ yếu chỉ tập trung vào việc thiết kế bài học thực hành và hệ thống câu hỏi, gợi mở cho HS. Có thể nói rằng thiết kế hệ thống câu hỏi trong bài giảng thể hiện năng lực sư phạm của người GV. Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính khoa học và vừa sức, có khả năng gợi mở trí tưởng tượng và năng lực tư duy độc lập của HS. Bằng những hiểu biết thực tiễn và qua tìm hiểu trao đổi, phỏng vấn sâu các đối tượng quản lý và GV chúng tôi thấy rằng, trên thực tế không phải GV nào cũng khai thác hệ thống câu hỏi một cách hợp lý. Một số GV cũng chú trọng sử dụng PPDH nêu vấn đề song câu hỏi còn đơn điệu, do đó, không kích thích được tính tích cực của HS. Mặt khác, các kĩ năng soạn bài theo kiểu trò chơi sư phạm, sắm vai, trao đổi nhóm chưa được sử dụng phổ biến, thường xuyên.

Tuy nhiên, các thiết kế bài học kiểu này không được thực hiện thường xuyên do việc đầu tư cho bài học mất nhiều thời gian. Mặt khác, năng lực của GV còn hạn chế khó có thể vừa ứng dụng công nghệ thông tin, vừa kết hợp với các phương pháp sắm vai trò chơi sư phạm và trao đổi nhóm.

Về thực trạng DH trên lớp, các tiết dạy vẫn diễn ra theo PP truyền thống: Thầy giảng, trò nghe, ghi nhớ và tái hiện. Khi tìm hiểu thực trạng dạy học của GV Trường TH Tam Đồng, tôi thu được kết quả như sau:

- 74 % GV sử dụng PP thuyết giảng xen kẽ với vấn đáp tích cực; - 20 % GV sử dụng PP thực hành;

- 6 % GV sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề.

Trên thực tế, PP thuyết giảng là một PP truyền thống, vẫn có những ưu điểm nhất định, nhưng với những yêu cầu mới về phát triển nhân cách cho người học hiện nay thì nó còn có những nhược điểm cần khắc phục (Truyền thụ, cung cấp tri thức lý thuyết áp đặt một chiều; nhồi nhét tri thức; chỉ chú trọng đến khả năng ghi nhớ máy móc, tái hiện; không kích thích đựơc nhu cầu, hứng thú tìm tòi, nghiên cứu mở rộng hay đào sâu tri thức…). Tình trạng dạy chay, học chay còn khá phổ biến. Tình trạng thư viện nghèo nàn cả về nguồn tài liệu lẫn thông tin. CSVC trường học hầu hết vẫn thiếu trên mọi phương diện.

20% số GV sử dụng PP thực hành đa số là các GV có điều kiện thuận lợi hơn vì các thiết bị dạy học của các trường được sự đầu tư tương đối khá. Việc DH theo PP thực hành vẫn thường xuyên được tiến hành theo đúng mục đích yêu cầu của bài dạy.

6% số GV sử dụng PP DH nêu và giải quyết vấn đề một cách thường xuyên là những GV giỏi có tay nghề chuyên môn cao.

Thực trạng về đổi mới PPDH Toán của GV Trường TH Tam Đồng hiện nay còn nặng về tính chất lý luận, chưa gắn mặt thực tiễn.Tư tưởng đổi mới PPDH Toán chưa trở thành hiện thực, bởi GV và HS đã quá quen với PPDH truyền thống. Thêm vào đó, việc thiếu thốn các PT dạy học hiện đại và TBKTDH, càng làm cho tâm lý GV ngại đổi mới, chậm đổi mới.

Hình thức dạy học Toán vẫn chủ yếu lấy giờ lên lớp (bài học) làm độc tôn.Vì vậy, các PPDH Toán cơ bản là các PP lên lớp giảng bài cung cấp. Các hình thức dạy học đòi hỏi HS hoạt động độc lập, hợp tác,… rất ít được chú trọng. GV hầu như chỉ biết đến PP đổi mới dạy học trên bình diện tư tựởng,

lý thuyết. Các văn bản định hướng, sự hướng dẫn chuyển giao PP, các mô hình trình diễn,… còn rất ít và mang tính hình thức. Vì vậy, GV gặp rất nhiều khó khăn, bối rối về mặt kỹ thuật để thực hiện, ứng dụng các PP mới. Do đó, mặc dù rất hiểu và có mong muốn đổi mới PP nhưng sự đổi mới vẫn chưa thực sự làm xoay chuyển nhà trường và chưa thành hiện thực.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua các kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động dạy học Toán ở Trường Tiểu học Tam Đồng tôi thấy rằng: Trong việc đổi mới PPDH môn Toán, một số GV đã có tâm huyết với nghề, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn Toán, có tay nghề khá và nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội và đã thực hiện được nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của xu thế mới. Tuy nhiên, phần lớn hiện nay giáo viên vẫn dạy theo kiểu thông báo kiến thức có sẵn và dạy học theo phương pháp “thuyết trình có kết hợp với đàm thoại” là chủ yếu mà về thực chất vẫn là “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận và ghi nhớ”. Một nét nổi bật hiện nay ở Trường Tiểu học Tam Đồng nữa là: HS chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nếu tiếp tục cách dạy học thụ động như thế sẽ không đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội… Đây cũng là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp tôi đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán ở Trường Tiểu học Tam Đồng.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM ĐỒNG

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 70)