Đổi mới tư duy về phương pháp dạy học Toán

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 89)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2.2.1. Đổi mới tư duy về phương pháp dạy học Toán

Có nhiều quan niệm khác nhau về đổi mới PPDH. Có ý kiến cho rằng chỉ nên gọi là cải tiến PPDH, mà chưa thể là đổi mới PPDH được. Cũng có ý kiến là cứ dạy theo phương pháp nhập từ nước ngoài vào là đổi mới PPDH. Không ít người chỉ nhấn mạnh đến một phương pháp mới và coi dạy học theo phương pháp đó là đổi mới PPDH...

Ở đây, theo tôi, đổi mới phương pháp dạy học Toán ở TH được hiểu là: đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học.

Tinh thần cơ bản của ĐMPPDH là tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, biến quá trình DH thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của người học với sự giúp đỡ hợp lí, không thể thiếu của GV.

Có thể nói một cách ngắn gọn: ĐMPPDH là phát huy tính tích cực của người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo mà thực chất là tôn trọng, phát huy vai trò chủ thể của người học. Vai trò của GV là tổ chức các hoạt động học tập, huy động năng lực tư duy của người học, lôi cuốn họ vào hoạt động, qua đó người học nắm được cách học, cách chiếm lĩnh tri thức.

ĐMPPDH cần đặt trong mối quan hệ với các thành tố khác (mục tiêu, nội dung...) của quá trình dạy học. Cụ thể:

- ĐMPPDH là một bộ phận của việc đổi mới toàn bộ quá trình dạy học. - Đổi mới phương pháp phải đặt trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa kinh nghiệm của nhà trường Việt Nam và việc tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm tốt của thế giới.

- Coi trọng ĐMPPDH, đổi mới hình thức và kĩ thuật dạy học cụ thể trên cơ sở tận dụng mặt mạnh của từng phương pháp, từng kĩ thuật dạy học và coi trọng sự phối hợp các phương pháp, các kĩ thuật dạy học.

- Đổi mới phương pháp là một quá trình lâu dài.

- Đổi mới phương pháp dạy học phải có tính khả thi và mang lại hiệu quả. Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những PP quan trọng trong dạy học. Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng

việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các PPDH này người GV cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các PPDH truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các PPDH truyền thống cần kết hợp sử dụng các PPDH mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS. Chẳng hạn có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của HS trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.

Không có một phương pháp dạy học nào toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử dụng riêng.Vì vậy việc phối hợp đa dạng các PP và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng.Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm.

Trong thực tiễn dạy học ở các Trường Tiểu học Tam Đồng huyện Mê Linh hiện nay, nhiều GV đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của GV với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những PP chuyên

biệt như PP đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của HS. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của PPDH, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các PPDH tích cực khác.

Để giờ học Toán có hiệu quả cao, ở mỗi tiết học GV cần định hướng rõ các PPDH được sử dụng và được sử dụng cho hoạt động nào trong từng bài tập nào. GV cần xác định rõ đồ dùng dạy học, thực hành phù hợp với từng phần, từng bài.

Ở kiểu bài dạy bài kiến thức mới: GV nên chú ý đến các PP trực quan, giảng gải, so sánh, thuyết trình, quy nạp,… (phương pháp truyền thống) và quan tâm sử dụng nhiều các PPDH phát hiện nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Dạy bài so sánh độ dài ở lớp 1: GV đặt vấn đề cho HS tự so sánh

độ dài các đồ vật quen thuộc như bút, thước kẻ, que tính,… làm thế nào để biết cái nào dài hơn.

HS phát hiện phương pháp so sánh độ dài các đồ vật cụ thể như so sánh độ dài thước và bút chì một cách trực tiếp (PP so đũa). Nhưng HS cũng sẽ phát hiện ra trường hợp không thể so sánh trực tiếp được chẳng hạn như so sánh độ dài hai vật cố định xa nhau không chuyển rời được, HS phải suy nghĩ và đề xuất PP mới (PP gián tiếp) thông qua so sánh với độ dài của một đối tượng thứ 3 và sẽ đến một cách mới: Sử dụng đơn vị đo.

Ở kiểu bài luyện tập thực hành ngoài việc tổ chức cho HS luyện tập giải các bài tập nên đan xen kết hợp sử dụng dạy học theo nhóm đối tượng, tổ chức trò chơi học tập để tạo ra không khí lớp thoải mái dễ chịu và tạo được sự hợp tác giúp đỡ nhau trong HS.

Ví dụ: Có thể áp dụng PP trò chơi nhóm cho tiết 2 “Ôn tập về 4 phép

Phân công: Phân công HS ở nhà vẽ trước vào bảng đen của mình hình vẽ sau:

Cách chơi:

- Hãy điền các số từ 1 đến 7 vào các vòng tròn sao cho tổng của 3 số trên cùng một vạch thẳng đều bằng nhau.

- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4- 6 em. Mỗi nhóm cùng làm việc với nhau để điền số vào bảng con của mình. Trong khoảng thời gian quy định (10 phút) nhóm nào điền được đúng và nhiều thì nhóm đó thắng.

Một số phương án:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)