Đánh giá hoạt động dạy học Toán ở Trường Tiểu học Tam

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 64)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.1.3. Đánh giá hoạt động dạy học Toán ở Trường Tiểu học Tam

Qua số liệu điều tra ta thấy rằng các GV đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu để nắm bắt và thực hiện yêu cầu đổi mới của chương trình SGK, đổi mới PPDH, phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng thiết bị ... Tuy nhiên việc thực hiện đổi mới vẫn còn thực hiện mang tính chất hình thức, phong trào. Qua dự giờ thăm lớp và phỏng vấn một số GV, CBQL của trường chúng tôi còn nhận thấy đa số GV thường quan niệm kiến thức là mục đích của quá trình DH nên chỉ quan tâm đến PP truyền thụ kiến thức của bài đúng với nội dung SGK. Một số GV chưa có kỹ năng soạn bài, vẫn áp dụng một cách rập khuôn, máy móc lối DH "truyền thống" chủ yếu giải thích, minh hoạ tái hiện, liệt kê kiến thức theo SGK là chính, ít sử dụng câu hỏi tìm tòi, tình huống có vấn đề… coi nhẹ rèn luyện thao tác tư duy, năng lực thực hành, ít sử dụng các phương tiện dạy học nhất là các phương tiện trực quan để dạy học và tổ chức cho học sinh nghiên cứu thảo luận trên cơ sở đó tìm ra kiến thức và con đường để chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Vẫn còn giáo viên soạn bài bằng cách sao chép lại SGK hay từ thiết kế bài giảng, không dám khai thác sâu kiến thức, chưa sát với nội dung chương trình, hướng dẫn HS vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề từ nhỏ đến lớn trong thực tế đời sống và sản xuất. Khi dạy thường nặng về thông báo, không tổ chức hoạt động học tập cho các em, không dự kiến được các biện pháp hoạt động, không hướng dẫn được PP tự học. Mặt khác, phương pháp dạy học phổ biến hiện nay vẫn theo

"lối mòn", giáo viên truyền đạt kiến thức, HS thụ động lĩnh hội tri thức. Thậm chí có GV còn đọc hay ghi phần lớn nội dung lên bảng cho HS chép nội dung SGK. Việc sử dụng các phương tiện dạy học như: Phiếu học tập, tranh ảnh, băng hình, bản trong… chỉ dùng khi thi GV hay có đoàn thanh tra, kiểm tra ...

Trong giảng dạy còn nặng về thuyết trình, diễn giảng (vì sợ HS không hiểu)

khiến giờ dạy nặng nề, chưa hấp dẫn lôi cuốn HS, một số GV ngại khó, chưa tổ chức cho các em làm thí nghiệm, thực hành để các em phát hiện, khám phá tri thức; việc hướng dẫn phương pháp tự học cho HS vẫn chưa được GV quan tâm đúng mức. Nguyên nhân của những hạn chế trên là:

- Do một số bài học của chương trình có lượng kiến thức nhiều, trong một tiết học chỉ có 35 - 40 phút, mà đã mất 10 đến 15 phút ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dặn dò học, làm bài tập ở nhà… Như vậy, chỉ còn khoảng 20- 25 phút để giảng bài mới nên giáo viên chọn cách “đọc – chép”;

- Học sinh hiện nay khả năng tự ghi bài là rất chậm, rất hạn chế, thụ động trong học tập nên cũng có thầy cô chọn cách đọc bài, học trò chép bài. Học sinh về nhà chỉ cần học thuộc nội dung đã được ghi, khi kiểm tra bài chỉ cần đọc đúng, ghi đúng là được điểm cao…

- Cũng còn một số GV không chịu khó đầu tư cho việc thiết kế bài dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh mình đang phụ trách, sợ mất sức, cứ sẵn giáo án mẫu đọc cho học sinh chép, khi cần thỉnh thoảng mới dừng lại ghi vài chữ lên bảng. Như thế, vừa không sợ sai kiến thức cơ bản, lại vừa không tốn sức;

- Trang thiết bị và các phòng học chức năng không đủ để đáp ứng nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới, hiện đại hóa, học sinh không có nhiều điều kiện để thực hành hoặc học theo phương pháp trực quan sinh động;

- Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy, một số thầy cô chưa có khả năng bao quát, quản lý hết các đối tượng học sinh. Chưa tận dụng có hiệu quả

thời lượng giảng dạy trên lớp. Trong kiểm tra đánh giá còn chậm đổi mới, chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế học sinh yếu kém và tạo sự hứng thú cho học sinh học tập.

- Nhận thức của giáo viên về đổi mới PPDH chưa thật đầy đủ và họ chưa thực sự thấy sự cấp thiết của đổi mới PPDH chưa thực sự đầu tư nghiên cứu tìm hiểu và vận dụng vào trong dạy học hoặc rơi và sự lúng túng trong thực hiện đổi mới phương pháp, chưa quan tâm tới việc giúp học sinh tự mình phát hiện, khám phá, đi đến kết luận.

- Một số giáo viên trong quá trình dạy học chưa sát với học sinh nên chưa hiểu các em, cho rằng vì trình độ của học sinh yếu nên không có khả năng sáng tạo, do đó không mạnh dạn nâng kiến thức trên chuẩn và không phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh...

Đây là những khó khăn trong chỉ đạo thực hiện trong đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Tam Đồng, bởi người dạy cần nhận thức đúng, hiểu biết đúng về đổi mới PPDH để từ đó vận dụng vào thực tế giảng dạy có hiệu quả. Khắc phục tình trạng đọc - chép là một yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng DH đối với tất cả các môn học. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp trong điều kiện hiện nay. Thực hiện tốt việc chống DH theo kiểu “đọc-chép” là cả một quá trình lâu dài với sự cố gắng của nhiều đối tượng khác nhau trong đó sự tận tâm của GV là điều hết sức quan trọng mới có thể có kết quả. Thầy cô giáo cần phải có ý thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề; luôn tìm tòi, đổi mới PPDH, kết hợp nhiều PP khác nhau phù hợp với mọi đối tượng HS trong từng lớp để các em chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng nhất; thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, đặc biệt thể hiện ở cách ra đề, chú ý cách ra đề như thế nào để tránh tình trạng HS học vẹt, học đối phó; tích cực kiểm tra bài cũ với những câu hỏi có tính sáng tạo, đa dạng các hình thức kiểm tra để buộc học sinh phải có cách

học tích cực tương ứng. Các thầy cô giáo cũng cần tăng cường các buổi thực hành thí nghiệm để học sinh tiếp thu bài nhanh hơn qua PP trực quan; tích cực sử dụng giáo án điện tử một cách hữu hiệu, tránh lạm dụng quá nhiều vào máy móc mà biến “đọc - chép” thành “nhìn - chép”; tăng cường sử dụng các phương tiện hỗ trợ như bản đồ, bảng phụ, tranh ảnh minh họa để giảm bớt tình trạng đọc chép vì học sinh sẽ dễ tiếp thu và nhớ bài hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)