Nhóm biện pháp đối với người học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 106)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM ĐỒNG

3.2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Trường Tiểu học Tam Đồng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

3.2.3. Nhóm biện pháp đối với người học

3.2.3.1. Đổi mới tư duy về phương pháp học Toán

Thực tế hiện nay HS Trường Tiểu học Tam Đồng vẫn tư duy học Toán theo lối thụ động, chưa chủ động tìm tòi tiếp nhận kiến thức. Lí do chính ở đây là các em chưa thực sự có hứng thú học Toán.

Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó có vài trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, làm tăng sức làm việc,… ở mỗi người. Trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố quan trong thôi thúc HS nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học Toán, HS sẽ tập trung chú ý vào đối tượng nhận

thức (kiến thức Toán học), nhờ đó quan sát của các em trở lên nhạy bén và chính xác, chú ý trở nên bền vững, việc ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn, quá trình tư suy sẽ tích cực hơn, sự tưởng tưỡng sẽ phong phú hơn… Các em sẽ tự giác, sáng tạo, say sưa trong quá trình lĩnh hội và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào giải các bài tập sẽ linh hoạt, sáng tạo hơn, nhờ đó kết quả học tập của các em sẽ ngày càng nâng cao, năng lực của HS từng bước được hình thành, phát triển một cách tích cực. Chỉ khi có hứng thú thật sự đối với việc học tập môn Toán HS mới thấy được sự hấp dẫn của nội dung tri thức toán học, cũng như những phương pháp khám phá ra nội dung đó.

3.2.3.2. Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của giáo viên về học, tự học và thực hành

Để phát huy tốt nhất hiệu quả của quá trình DH phải khuyến khích HS trong trường tự học, tự nghiên cứu.Tuy nhiên muốn làm tốt việc này cần giúp HS hiểu rõ vai trò của việc tự học quan trọng như thế nào? Có thể nói, tự học là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong trường học.

Bên cạnh đó, tự học còn giữ vai trò lớn trong việc nâng cao thành tích, hoạt động trí tuệ của HS trong việc hiểu và tiếp thu tri thức mới. Tự học với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo sẽ tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân lý. Trong quá trình tự học, HS sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tụê cho học sinh. Nếu thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân HS thì kết quả không thể cao cho dù có điều kiện ngoại cảnh thuận lợi đến mấy (thầy giỏi, tài liệu hay). Chỉ có truyền thụ tài liệu của GV mà thôi thì dù có nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của HS. Nắm vững kiến thức thực sự lĩnh hội chân lý, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy bằng trí tụê của bản thân.Điều đó lại khẳng định thêm vai trò của việc tự học. Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh.

Bên cạnh sự hướng dẫn của GV, sự quản lý của nhà trường thì hoạt động tự học chỉ có thể thực sự đem lại hiệu quả khi có sự nỗ lực của bản thân chủ thể tham gia, đó chính là HS.

Một số nhiệm vụ chính của HS đối với hoạt động tự học như sau:

- Dựa trên những kiến thức mà HS đã nắm được trên cơ sở đó HS có thói quen tự học bằng cách nghiên cứu các bài tập dựa trên nội dung các kiến thức đã được học hoặc HS có thể nghiên cứu trước bài học của ngày hôm sau.

- Đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu trước giờ lên lớp: đọc SGK, làm các bài tập, bài kiểm tra, thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.

- Trong quá trình tự học, HS cần suy nghĩ, sáng tạo và mạnh dạn đưa ra những ý kiến, nhận xét, thắc mắc của mình mà không quá phụ thuộc vào tài liệu và những bài giảng của GV.

3.2.3.3. Xây dựng nhóm tự học chuyên Toán

Xây dựng nhóm tự học không chỉ chú ý đến vai trò tác động của thầy đến trò mà rất coi trọng sự tác động của trò đến trò. Do đó quan điểm này hết sức chú ý đến hình thức học tập, làm việc theo nhóm. Cả nhóm cùng quan tâm đến vấn đề, cùng được tranh luận, trao đổi, chia sẻ ý kiến một cách tôn trọng lẫn nhau, cởi mở, tự do, thân thiện sẽ tạo ra môi trường học tập tích cực, sáng tạo hắn kết HS với nhau.... Xây dựng nhóm tự học chuyên Toán tạo ra ở người học sự tham gia tích cực, hứng thú và trách nhiệm với chính việc học của bản thân.

Vận dụng các hình thức học nhóm sẽ giúp HS nâng cao được tinh thần chủ động cùng nhau tham giai giải quyết các vấn đề, khắc phục được tính thụ động trong lĩnh hồi, đồng thời có dịp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau ùng tiến bộ.

Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên được bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)