Thiết kế giáo án khoa học và sử dụng tốt thiết bị đồ dùng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 93)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2.2.2.Thiết kế giáo án khoa học và sử dụng tốt thiết bị đồ dùng

Trong việc thiết kế bài dạy học (soạn giáo án), cần xác định các mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng một cách rõ ràng, có thể đạt được và có thể kiểm tra, đánh giá được. Để có một tiết dạy thành công, người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công

việc: cần dạy những gì, sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào, ước lượng thời gian tổ chức dạy học.

Trong việc xác định nội dung dạy học, không chỉ chú ý đến các kiến thức kỹ năng chuyên môn mà cần chú ý những nội dung có thể phát triển các năng lực chung khác như năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.

Việc xác định PPDH cần được lập luận trên cơ sở mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học, đặc biệt là mối quan hệ mục đích - nội dung - PPDH. Trong việc thiết kế PPDH cần bắt đầu từ bình diện vĩ mô: xác định các quan điểm, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Từ đó xác định các PPDH cụ thể và thiết kế hoạt động của GV và HS theo trình tự các tình huống dạy học nhỏ ở bình diện vi mô.

Qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu, tôi nhận thấy giáo án cần được chuẩn bị và thiết kế như sau:

Tuần

Thứ…ngày…tháng…năm…

Dạy lớp:…

MÔN

Tiết…: TÊN BÀI DẠY I. Mục tiêu 1. Kiến thức:… 2. Kĩ năng:… 3. Thái độ:… II. Chuẩn bị - Chuẩn bị của GV:… - Chuẩn bị của HS:…

Thời gian

Nội dung và mục tiêu Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức:

Mục tiêu:…

2-Kiểm tra bài cũ: Mục tiêu:… 3-Bài mới: Mục tiêu (các hoạt động cụ thể):… 4-Củng cố, dặn dò: Mục tiêu:…

IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy

……… ………

Sau mỗi bài dạy thực tế GV sẽ nhận ra những ưu – khuyết điểm của mình trong bài dạy, từ đó mỗi GV sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm trong phần “rút kinh nghiệm tiết dạy” để hoàn thiện hơn các tiết dạy sau này.

Phương tiện dạy học (PTDH) có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các PTDH cần phù hợp với mối quan hệ giữa PTDH và PPDH. Trong Trường Tiểu học Tam Đồng hiện nay, việc trang bị các PTDH mới cho các trường đã được tăng cường. Tuy nhiên các PTDH tự tạo của GV luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy.

Sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint là một phương hướng cải tiến việc thiết kế bài dạy học cũng như hoạt động dạy học.

Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử. Phương tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới.

Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu (video,hình ảnh,bảng đồ..), cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy. Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích ( 1 slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có quy ước (có thể dùng khung hoặc màu nền),phối hợp giữa phông nền và màu chữ phù hợp với nội dung. Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng, học sinh ghi được bài.

Sử dụng thiết bị trong DH giúp cho HS biết vận dụng từ lý thuyết vào thực hành, đặt ở vị trí thích hợp để HS dể quan sát, dể dàng tiếp cận. Phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học và CNTT mà bảng đen khó đạt được.

Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu của nó:

- Giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, biết kết hợp lý thuyết với thực hành, có tinh thần hợp tác.

- Đồ dùng trực quan có nhiều loại, đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan quy ước...Vì thế khi sử dụng GV phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy.

- GV phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. GV phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy luận vấn đề.

- Trong các bài dạy về hình học mà giáo viên biết vận dụng được CNTT để hỗ trợ cho giảng dạy thì hiệu quả đạt được sẽ cao.

- Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm, phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế.

- Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian, không làm loãng trọng tâm bài dạy.

3.2.2.3.Thường xuyên họp tổ chuyên môn trao đổi thảo luận góp ý nâng cao chất lượng giảng dạy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về ban hành Điều lệ trường Tiểu học đã quy định: “Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy tổ chức quản lý của nhà trường, thực hiện hoạt động dạy – học trong nhà trường”[7]

Như vậy, tổ chuyên môn được xem là một nút thông tin trong hệ thống thông tin trường học, đó là nơi tiếp nhận, xử lí thông tin đồng thời cũng là nơi để truyền phát thông tin. Tổ chuyện môn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động để nắm vững và thực hiện chương trình giảng dạy, giúp GV thực hiện hóa quá trình giáo dục đào tạo. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, tổ chuyên môn còn là nơi tổ chức các hoạt động khác như sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, viết và phổ biến các tài liệu, sáng kiến kinh nghiệm có liên quan. Do đó, chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Hiện nay, Trường Tiểu học Tam Đồng có 3 tổ chuyên môn quản lý theo từng khối lớp. Số lượng thành viên trong mỗi tổ từ 7 đến 12 thành viên. Mỗi tổ chuyên môn có 1 Tổ trưởng và 1 Tổ phó. Các tổ chuyên môn chịu sự quản lý và chỉ đạo của Hiệu trưởng thông qua các Tổ trưởng chuyên môn.

Tổ trưởng chuyên môn là một giáo viên trong tổ chuyên môn, được Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định bổ nhiệm, là người giúp Hiệu trưởng điều hành, thực hiện nhiệm vụ dạy học và tổ chức các hoạt động khác trong nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các hoạt động giáo dục, giảng dạy của tổ mình phụ trách.

Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục năm học, tháng của tổ, giúp tổ viên xây dựng công tác chuyên môn, kiểm tra đôn đốc tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, thảo luận và nhận định tình hình, bàn bạc các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đánh giá kết quả giáo dục HS thuộc phạm vi của tổ mình phụ trách.

Mọi hoạt động của tổ chuyên môn đều phải được đưa ra bàn bạc, thống nhất của các thành viên, kế hoạch hóa các công việc và được duyệt cụ thể. Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần/ 1 lần đúng theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học. Nội dung chính của cuộc họp là rút kinh nghiệm hoạt động chuyên môn 2 tuần qua, bàn sâu về phương pháp dạy học, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình dạy học và công tác chủ nhiệm.

Ban giám hiệu nhà trường phân công nhau thường xuyên đến dự họp cùng các tổ chuyên môn để có những chỉ đạo kịp thời, tổ chức các chuyên đề nhằm giới thiệu các phương pháp và hình thức dạy học mới để GV học tập.

Năng lực chuyên môn là yếu tố quan trọng khẳng định uy tín của mỗi GV đối với HS, với phụ huynh và bạn bè đồng nghiệp. Bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của từng cá nhân, các tổ chuyên môn cần quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn Toán cho lực lượng GV bằng cách:

- Phát động phong trào đăng kí tự bồi dưỡng GV trong tổ, mở lớp tập huấn về đổi mới PPDH, làm đồ dùng dạy học, giới thiệu những hình thức tổ chức dạy học mới hiệu quả...

- Thỉnh giảng GV có kinh nghiệm dạy Toán giỏi. Qua đó, rút kinh nghiệm để chia sẻ và xây dựng phong trào trong tổ.

- Mở các chuyên đề, hội giảng theo định kì để giới thiệu PP và hình thức hạy học theo định hướng đổi mới. Sau đó, họp tổ nhận xét rút kinh nghiệm và định hướng vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Giới thiệu các tài liệu tham khảo, các sáng kiến kinh nghiệm Toán học có liên quan để các thành viên tổ chuyên môn nghiên cứu, áp dụng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 93)