Chú trọng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 82)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2.1.3.Chú trọng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

Việc kiểm tra đánh giá GV nhằm tìm ra được hạt nhân của nhà trường và những thành viên chưa toàn diện để bồi dưỡng, đồng thời giúp Hiệu trưởng đánh giá một cách công bằng, khách quan, đúng người đúng việc. Nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của GV qua từng lần được kiểm tra đánh giá.

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phải có chương trình kế hoạch đây là đặc trưng của hoạt động quản lý nhà trường. Việc kiểm tra phải có kế hoạch ngay từ đầu năm học, không được tùy tiện hoặc làm qua loa. Kiểm tra đánh giá phải có biên bản, có ban kiểm tra công bố trước giáo viên.

Các thành viên trong ban kiểm tra bao gồm: - Hiệu trưởng: Trưởng ban

- Hiệu phó: Phó ban

- Tổng phụ trách: Thành viên - Các khối trưởng: Thành viên

Phân chia số GV được kiểm tra theo hai học kỳ, mỗi học kỳ là 1/2 trong 1/3 tổng số GV được kiểm tra. Ở học kỳ 2 có thể kiểm tra – đánh giá lại những GV cần uốn nắn, sửa chữa mà ở học kỳ 1 chưa đạt yêu cầu.

Để kiểm tra đạt hiệu quả cần làm theo những tiêu chí sau: a. Kiểm tra trình độ nghiệp vụ

Nội dung này phải xem xét hai mặt là trình độ nắm kiến thức kỹ năng và trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục thông qua kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp.

b. Kiểm tra giờ lên lớp của GV

Kiểm tra khâu chuẩn bị lên lớp: Việc thành công của mỗi tiết giảng trên lớp phụ thuộc vào bước chuẩn bị. Kiểm tra khâu chuẩn bị có thể dùng các hình thức sau:

- Trao đổi với cá nhân GV

- Thông qua bài soạn ở tổ, khổi chuyên môn - Kiểm tra giáo án: xây dựng giáo án mẫu.

Dự giờ lên lớp theo hai hình thức là kiểm tra báo trước và kiểm tra đột xuất nhằm đánh giá đúng trình độ năng lực sự phạm của GV và đánh giá dúng tiết dạy.

- Kiểm tra báo trước: GV chủ động bộc lộ hết khả năng Hiệu trưởng xác định năng lực chuyên môn nghiệp vụ của từng GV một cách dễ dàng.

- Kiểm tra đột xuất: Nhằm so sánh chất lượng giờ dạy giúp việc đánh giá đúng đội ngũ.

Khi GV thực hiện giờ dạy trên lớp Hiệu trưởng dự giờ phải chú ý vào từng đối tượng quan sát cẩn thận để phân loại. Hiện ở Trường Tiểu học Tam Đồng có hai đối tượng cần quan tâm nhất đó là đội ngũ GV lâu năm và đội ngũ GV trẻ. Đối với GV lâu năm phải cần chú ý uốn nắn giúp đỡ họ ở phần kiến thức do điều kiện trước đây họ chưa được cập nhật kịp thời những kiến thức cũng như các PPDH mới. Do điều kiện đào tạo còn bất cập nên họ bị hổng một số kiến thức cơ bản. Nhất là những thay đổi về quan niệm hệ thống kiến thức Tiểu học hiện nay. Đối với GV trẻ mới ra trường hoặc công tác ít năm chưa có kinh nghiệm nên phải tạo điều kiện cũng như giúp đỡ để họ có cơ hội tìm tòi, học hỏi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy ở Trường Tiểu học Tam Đồng.

Các bước kiểm tra, đánh giá:

Bước 1: Chuẩn bị cho kiểm tra nhà quản lý phải lên kế hoạch cụ thể. Thông báo cho GV được kiểm tra, nếu mục đích yêu cầu của kiểm tra để cho

GV có sự chuẩn bị. Chuẩn bị các chuẩn mực theo các thang điểm mà Bộ đã quy định, các biên bản kiểm tra. Lên khối lượng công việc.

- Dự giờ lên lớp.

- Kiểm tra hồ sơ, giáo án, kế hoạch giảng dạy.

- Kiểm tra sách vở HS, kết quả học tập của học sinh.

- Kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm dư luận giáo viên và học sinh. Đây là khâu quan trọng cho việc kiểm tra một cách có khoa học.

Nhờ có sự chuẩn bị như vậy giúp người quản lý tự tin khi kiểm tra và giúp GV yên tâm có cảm giác thoải mái thực hiện nhiệm vụ của mình.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra

- Kiểm tra hồ sơ, giáo án, kế hoạch giảng dạy để đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của GV.

- Dự giờ lên lớp.

Sau khi dự giờ, tổ chức rút kinh nghiệm giờ dạy.Phát hiện được mặt ưu nhược điểm của GV đồng thời chỉ rõ cho GV nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy.

- Kiểm tra sách vở và kết quả học tập của HS.

Kiểm tra nhận thức của HS sau tiết dạy bằng một bài tập nhỏ.

Qua việc kiểm tra sách vở của HS cho thấy việc chấm chữa của GV rất quan trọng để cho HS có hướng tiến bộ thì GV phải tích cực việc kiểm tra và chấm, chữa mới thấy được mặt ưu khuyết của HS để điều chỉnh, định hướng cho HS có hướng sửa chữa tiến bộ về sau. Thông qua việc kiểm tra sách vở HS thấy được sự quan tâm của GV và nhận thức của các em tiến bộ hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra dư luận GV và HS

Tiến hành điều tra bằng phiếu trắc nghiệm về uy tín và năng lực của GV. Bước 3: Kết luận sau khi kiểm tra

Sau khi kiểm tra nhà quản lý phải hội ý trong ban kiểm tra về các mục - Ý thức trách nhiệm với lớp, theo dõi HS có đạt hiệu quả hay không.

- Về năng lực chuyên môn: kiến thức – nghiệp vụ.

- Về công tác giảng dạy và giáo dục: Đảm bảo khối lượng kiến thức, biết phát huy tính tích cực của HS.

- Về kết quả nghiên cứu khoa học và tự bồi dưỡng: Có cố gắng trong việc đưa các phương pháp mới vào giảng dạy hay không, đã tự tìm tòi kiến thức cho bản thân hay chưa.

Bước 4: Kiến nghị của Hiệu trưởng

Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá Ban giám hiệu cần rút ra những ưu khuyết điểm trước hội đồng GV nhà trường để các GV trong trường rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp và bản thân từ đó cùng nhau phát triển.

Ngoài ra Ban giám hiệu đưa ra quyết định khen thưởng với những cá nhân có kết quả kiểm tra đánh giá tốt, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Bước 5: Lưu giữ hồ sơ kiểm tra đánh giá để so sánh đối chứng với những năm sau.

Các tiêu chí phân tích giờ dạy:

Đánh giá về việc GV lựa chọn mục đích yêu cầu bài dạy Đánh giá về việc GV tác động đến HS thế nào

Đánh giá sự hiểu biết của GV về HS trong lớp

Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc DH: Học đi đôi với hành, học với thực tiễn.

Đánh giá về kiến thức: Thầy và trò đạt được và chưa đạt được ở chỗ nào Đánh giá mục đích giáo dục, đánh giá việc phát triển tư duy, phương pháp suy luận

Đánh giá kiểu bài và cấu trúc bài

Đánh giá sự lựa chọn các PPDH, các thủ thuật, các thao tác của GV để tạo ra tính đồng bộ trong hoạt động dạy học.

Đánh giá mối liên hệ từng phần của bài với mối tương tác trong các bước lên lớp.

Đánh giá việc khắc sâu kiên thức của bài giảng. Tiêu chí đánh giá tiết dạy của GV:

- Đánh giá về nội dung bài dạy

Tổ chức hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức bài học có hệ thống, chính xác.

Tổ chức cho HS chiếm lĩnh các kiến thức cơ bản tối thiểu của tiết học kết hợp với liên hệ thực tế nhất là đời sống HS.

Rèn các kỹ năng chung về đọc, nói, viết, tính toán,… các kĩ năng theo đặc điểm của môn học.

Giáo dục tình cảm thái độ thích hợp với nội dung bài dạy. - Đánh giá phương pháp giảng dạy

Tổ chức hướng dẫn tiết học hợp lý, phối hợp hoạt động giữa thầy và trò, giữa các nhóm nhịp nhàng phát huy được tính chủ động của HS.

Hướng dẫn HS học tập theo nhóm có hiệu quả, khuyến khích học tập, kịp thời uốn nắn những sai sót của HS.

Phối hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy trên cơ sở GV giữ vai trò tổ chức, HS chủ động học tập.

GV sử dụng bảng và đồ dùng có hiệu quả. HS sử dụng vở bài tập, phiếu bài tập theo yêu cầu của thầy.

- Đánh giá tác phong của GV

Ngôn ngữ giản dị, cụ thể dễ hiểu, giọng nói và điệu bộ thích hợp. Gần gũi và yêu thương HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn

Đây là nội dung kiểm tra mang tính pháp chế vì mỗi một GV là một công chức Nhà nước. Cho nên họ làm việc phải theo pháp luật Nhà nước. Đối với trường học là phải thực hiện quy chế chuyên môn đó là:

Thực hiện chương trình giảng dạy, giáo dục không được cắt xén chương trình do Bộ quy định trong phân phối chương trình. Không được dồn nén hoặc tự ý thay các bài dạy mà Bộ không cho phép.

Thực hiện các yêu cầu bài soạn, chuẩn bị bài dạy theo quy định. Tức là phải soạn trước một tuần trước khi lên lớp, phải nghiên cứu kỹ bài dạy.Các bước lên lớp phải đầy đủ, đúng trình tự.

Kiểm tra và chấm bài.Đây là việc vừa đánh giá nhận thức của HS nhưng đồng thời cũng là bước xem lại phương pháp giảng dạy của bản thân qua việc chấm chữa bài.Thông qua đó GV có kế hoạch giúp đỡ HS kém, bồi dưỡng HS giỏi.

Thí nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có và làm mới nhằm phát huy tính tích cực của đồ dùng dạy học và tính sáng tạo của người GV trong công tác sư phạm. Đồng thời nghiêm cấm việc dạy chay khi bài đó có thể sử dụng đồ dùng được. Thực hiện các tiết thực hành theo quy định của phân phối chương trình.

Bồi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ theo kế hoạch của các cấp quản lý giáo dục để đáp ứng với yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

d. Kiểm tra kế hoạch giảng dạy thông qua kiểm tra chất lượng HS Mọi kết quả hoạt động sư phạm của GV được phản ánh vào trình độ được giáo dục của HS. Kiểm tra HS là để so sánh với mục đích đào tạo của trường, nó giúp Hiệu trưởng nhận biết sự tác động của tập thể sư phạm có đồng bộ hay không.

Kiểm tra về trình độ tiếp thu và năng lực nhận thức của HS một cách chính xác sẽ có lợi về mặt sư phạm, về mục đích giáo dục, về mục đích phát triển tư duy.

Việc kiểm tra kiến thức của HS Hiệu trưởng có thể dùng các bài kiểm tra nhỏ khoảng 5 - 10 phút để các em làm nhanh trong giờ ra chơi hoặc các bài kiểm

tra 1 tiết. Nội dung kiểm tra là những yêu cầu tối thiểu HS cần đạt được thuộc về phần chương trình GV đã dạy trong thời gian trước ngày kiểm tra.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 82)