Số lượng các cơ sở sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 30 - 32)

Trong gần 20 năm qua (1997 - 2013), ngành công nghiệp Hà Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Số lượng các cơ sở sản xuất và lực lượng lao động công nghiệp phát triển nhanh đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các cụm, và khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Trước năm 1997, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp chỉ có 12.213 cơ sở. Khi tái lập tỉnh nhờ những chủ trương chính sách phát triển công nghiệp của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ Hà Nam thì số lượng các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên. Điều này thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 01: Biểu đồ thể hiện số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành giai đoạn 1997- 2013

Nguồn: [19, tr 88; 25 ,tr 258-259; 26, tr 343]

bàn tỉnh tăng nhanh. Trước khi tái lập tỉnh số lượng cơ sở công nghiệp của Hà Nam chỉ có 12.213 cơ sở vào năm 1990 thì đến năm 1997 số cơ sở sản xuất tăng lên 2.486 cơ sở so với năm 1990. Và từ năm 2000 trở đi, số lượng các cơ sở công nghiệp lại tăng mạnh hơn do có luật doanh nghiệp mới ra đời. Với những quy định không quá khắt khe của Nhà nước, những ai có nhu cầu mở doanh nghiệp có thể làm hồ sơ nộp cho Nhà nước sau một thời gian kiểm tra nếu không có vấn đề gì thì doanh nghiệp đó được phép mở cơ sở sản xuất. Vì vậy, thời gian này số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp, chủ yếu là cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng. Giai đoạn (2000-2005) số các cơ sở công nghiệp tăng 6.230 cơ sở, gấp 3,54 lần giai đoạn 1997-2000 và bình quân tăng 1 246 cơ sở/ năm. Nhưng đến năm 2010 chỉ tăng 394 cơ sở so với năm 2009, do nền kinh tế bị suy thoái lâm vào khủng hoảng nên sự thành lập các cơ sở công nghiệp tăng chậm. Như vậy, từ năm 1997 đến 2013 tăng lên 12.094 cơ sở công nghiệp, bình quân mỗi năm tăng thêm 775 cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở công nghiệp hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực chủ yếu là chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, công nghiệp hóa chất và các ngành công nghiệp khác.

Về sự phân hóa giữa các ngành công nghiệp: Trong gần 20 năm qua, các cơ sở công nghiệp được thành lập tăng lên và giữa các ngành cũng có sự phân hóa. Trong ngành công nghiệp khai thác, nhìn chung là tăng nhưng không đồng đều. Từ năm 1997 đến năm 2000, số lượng các cơ sở công nghiệp giảm 30 cơ sở và giảm 1,24 lần. Từ năm 2000 đến năm 2013 các cơ sở công nghiệp khai thác tăng, giảm thất thường. Nếu như năm 2005 số lượng các cơ sở công nghiệp tăng từ 124 cơ sở lên 272 cơ sở tăng 148 cơ sở, tức tăng 2,2 lần. Đây là giai đoạn mà số lượng các cơ sở công khai thác tăng nhanh nhất. Năm 2013 số lượng các cơ sở công nghiệp khai thác giảm chỉ còn 190 cơ sở và giảm 82 cơ sở so với năm 2005, giảm 1,43 lần. Sở dĩ các cơ sở công nghiệp khai thác có sự tăng như vậy là do Hà Nam vốn có nhiều chính sách ưu tiên cho phát

triển ngành công nghiệp khai thác. Hơn nữa, Hà Nam tiềm năng thế mạnh về nguồn nguyên nhiên liệu, đặc biệt nguyên liệu đá vôi, xi măng…. Ngành công nghiệp khai thác sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để phát triển nền kinh tế của Hà Nam. Tuy nhiên, các cơ sở công nghiệp khai thác cũng chịu sự tác động chung của cuộc khủng hoảng kinh tế nên có năm số lượng cơ sở giảm vào năm 2000, 2009, vì vậy mà số lượng các cơ sở công nghiệp của ngành này có sự tăng giảm không đều. Trong ngành công nghiệp chế biến đây được coi là ngành công nghiệp quan trong của Hà Nam. Từ năm 1997 đến 2013 số lượng các cơ sở của ngành này tăng nhanh và tăng liên tục qua các năm. Năm 1997 ngành công nghiệp chế biến có 14 544 cơ sở thì đến năm 2013 đã tăng lên 26 588 cơ sở, tăng thêm 12 044 cơ sở, và tăng 7552 cơ sở/năm. Ngành công nghiệp chế biến ở Hà Nam phát triển mạnh như vậy là do đặc điểm dân cư và kinh tế của tỉnh. Với cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động chủ yếu chưa qua đào tạo. Ngành công nghiệp chế biến còn sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ của ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp với các sản phẩm đa dạng. Vì vậy ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh trong thời gian từ 1997- 2013. Trong ngành công nghiệp phân phối điện, nước các cơ sở phân phối cũng tăng nhưng số lượng và tốc độ thì khiêm tốn hơn 2 ngành trên. Từ năm 1997 đến năm 2013 số lượng cơ sở phân phối điện, nước tăng từ 1 cơ sở lên 15 cơ sở. Do sự phát triển nhanh của nền kinh tế nên nhu cầu sử dụng điện, nước của nhân dân trong toàn tỉnh ngày càng lên cao, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và các cụm công công nghiệp. Máy móc đã thay thế sức lao động của con người làm cho năng suất và chất lượng các sản phẩm công nghiệp cao hơn, có thể cạnh tranh với thị trường trong nước và ngoài nước như sản phẩm may mặc, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất bánh kẹo… Vì vậy, trong các nhà mày sản xuất đó đã được điện khí hóa, việc sản xuất đã phân theo dây truyền và sử dụng điện vào sản xuất trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 30 - 32)