Các sản phẩm công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 67 - 74)

- Ngành công nghiệp dệt may da giày: có bước phát triển và đạt được những kết quả ban đầu GTSXCN của ngành giai đoạn 1997 2005 tăng từ

2.3.2 Các sản phẩm công nghiệp

Các loại hình sản phẩm

Với cấu ngành đa dạng như vậy, công nghiệp Hà Nam đã tạo ra nhiều sản phẩm phong phú với các loại sản phẩm chính. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hà Nam giai đoạn 1997- 2013

TT Sản Phẩm Đơn vị 1997 2000 2005 2010 2012 2013

1 Xi măng 1.000 tấn 982 1309 2450 3.970 5.832 8.840

2 Đá khai thác 1.000 m³ 5.74 18.09 4.600 9.200 11.000 12.988

3 Thép xây dựng 1.000 T - - 15 139 137 94

4 Thức ăn chăn nuôi 1.000 tấn - 123 212 348 405 482

5 Nông cụ cầm tay 1.000 chiếc - 212 347 543 654 896

6 Phân hóa học 1.000 T 18,8 30 114 163 242 268

7 Bê tông đúc sẵn 1000 m³ 2,5 3 7 20 34 2

9 Ngói nung 1000 viên 3.400 2.500 3.339 2.772 - -

10 Vôi 1.000 tấn 50,7 33 50 55 52 45

11 Gỗ xẻ 1.000 m³ 10,6 1 33 53 32 36

12 Sứ dân dụng 1.000 cái 718 280 99 0 6 1

13 Gạo, ngô xay xát 1.000 tấn 87,6 116 338 499 507 540

14 Sữa Triệu lít - 21.3 32.7 45.6 55.6 85.1

15 Bia 1.000 lít 110 128 3.582 4.649 3.095 2.449

16 Thiết bị điện tử 1000 sp - 1980 3004 5098 8400 12000

17 Dây điện các loại 1000 m - 12000 32000 3900 42000 50.000

17 Nước mắm 1.000 lít 164 170 670 171 143 103

19 Khí công nghiệp 1.000 m³ - - 453 754 850 830

20 Xe gắn máy Chiếc - 321 1920 3200 41000 50.000

21 Nước máy 1.000 m³ 1.500 1.421 3.520 4.771 5.981 6.730

22 Hàng mỹ ký 1.000 sp - 2456 8540 3450 4540 55.000

23 Quần áo may sẵn 1.000 cái 350 - 1.260 1.891 18.847 24.500

24 Giày dép 1.000 đôi - - - - 858 10.844

25 Bánh kẹo Tấn 1200 4322 6544 9540 12000 16.000

26 Gạch men sứ M2 - 950 3400 6890 8900 1.2000

Nguồn: [19, tr 102; 22, tr 90; 25, tr 281-284;26, tr 231]

Qua bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 1997 những sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp Hà Nam chỉ có những sản phẩm như : đá khai thác, than, vôi, phân hóa học, xi măng, bê tông đúc sẵn, gạch nung; ngói nung; nông cụ cầm tay…. Nhưng từ năm 1997 đến năm 2013, ngành công nghiệp của Hà Nam đã có bước phát triển nhanh, nhiều sản phẩm mới được đầu tư phát triển mạnh mẽ, nhiều ngành nghề mới xuất hiện. Số lượng sản phẩm công nghiệp trong thời gian qua tăng lên đáng kể, có đến 20 sản phẩm công nghiệp các loại. Năm 1997, ngành công nghiệp đứng trước nhiều thách thức, khó khăn. Các cơ sở công nghiệp tuy số lượng không nhiều nhưng hầu hết là quy mô nhỏ về lao động, nguồn vốn sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị giải thể vì nhà xưởng đã xuống cấp, công nghệ lạc hậu, không có khả năng để trang bị mới. Các sản phẩm làm ra không đủ sức cạnh tranh bởi thị trường ngày một đỏi hỏi khắt khe hơn. Nhưng với đường lối đúng đắn của Đảng, ngành công nghiệp nhanh chóng

ổn định sản xuất và đã đạt được những thành tựu bước đầu. Các doanh nghiệp khắc phục khó khăn và bước đầu ổn định sản xuất, nhiều sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường như thiết bị điện tử, sữa, xe gắn máy, dây điện các loại…. Trong khoảng vài năm gần đây có nhiều sản phẩm mới có giá trị xuất khẩu cao đã xuất hiện, đem lại giá trị kinh tế cao như sản phẩm may mặc, dây điện các loại, hàng mỹ ký… .

Số lượng sản phẩm: Trong thời gian qua, nhờ chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất sản xuất mà các sản phẩm công nghiệp của tỉnh đều có mức tăng trưởng khá. Trong đó, các sản phẩm có mức tăng cao như: sản xuất xi măng là ngành mà Hà Nam có nhiều lợi thế về nguyên liệu để sản xuất. Năm 1997 chỉ có 982 nghìn tấn thì đến năm 2000 đã tăng lên 1309 nghìn tấn, tăng 1,3 lần. Năm 2005 tăng lên 2450 nghìn tấn, gấp 1,9 lần năm 2000. Từ năm 2010 đến 2013 đã tăng thêm 4.870 nghìn tấn, gấp 2,2 lần năm 2010, giai đoạn 1997 - 2013 tăng 8,0%/năm. Khai thác đá: năm 1997 đạt 574 nghìn m3, đến năm 2000 đã tăng lên 18.090 nghìn m3 tăng gấp 3,2 lần năm 1997, từ năm 2010- 2012 tăng từ 9.200 lên 11.000 m3, tăng 1,2 lần so với năm 2010, đến năm 2013 lại tăng thêm 1988 nghìn m3, gấp 1,2 lần so với năm 2012. Trong giai đoạn 1997- 2013 tăng 21,6%/năm. Về sản xuất thức ăn chăn nuôi: năm 2000 chỉ đạt 123 nghìn tấn đến năm 2013 đạt 482 nghìn tấn và tăng 3,9 lần so với năm 1997. Ngành sản xuất sữa của tỉnh hà Nam cũng đã đạt được bước tăng trưởng khá. Năm 2000 đạt 21,3 triệu lít đến năm 2013 đạt 85,1 triệu lít, tăng gấp 3,9 lần so với năm 1997. Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm khác như sản xuất bia, thiết bị điện tử, dây điện các loại, xe gắn máy…..đã đi vào sản xuất và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Có thể nói, những sản phẩm có sự tăng trưởng mạnh là các sản phẩm vật liệu xây dựng, khai thác các tiềm năng thế mạnh của tỉnh như: xi măng, khai thác đá, gạch đất nung, các loại quần áo may sẵn, sữa, ... Còn các sản phẩm khác đều có mức tăng trưởng khá.

Về chất lượng sản phẩm: Để đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường và những yêu cầu ngày càng cao của con người, ngành công nghiệp Hà Nam đã không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp đầu tư số vốn khổng lồ vào việc mua sắm trang thiết bị mới phục vụ cho phát triển công nghiệp. Việc tiếp thu những công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, đã bắt kịp xu thế của thời đại. Vì vậy, những sản phẩm mà ngành công nghiệp làm ra ngày càng có uy tín trên thị trường trong nước và ngoài nước. Trong mỗi dây chuyền sản xuất, lại áp dụng hình thức sản suất theo lối chuyên môn hóa làm cho trình độ tay nghề của người thợ càng cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Cụ thể một số sản phẩm như sau:

- Gạch nung: đã tổ chức sản xuất ở các cơ sở ở các huyện như Duy Tiên, huyện Lý Nhân với sản lượng 220 triệu viên/ năm. Nhà máy gạch Nam Thăng Long có công suất 30 triệu viên/năm ở xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên; nhà máy gạch Sông Hồng có công suất 20 triệu viên/năm ở xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân; nhà máy gạch Việt Tiệp công suất 20 triệu viên/năm ở xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân; nhà máy gạch Hamico 2 công xuất 50 triệu viên/ năm ở xã Chân Lý huyện Lý Nhân…Việc xây dựng nhiều cơ sở sản xuất gạch đã được tỉnh chấp thuận đầu tư tại các huyện với tổng số vốn khoảng 80 - 90 triệu viên/năm.

- Sản xuất xi măng: có hai loại là xi măng lò quay và xi măng lò đứng: Xi măng lò quay: hiện trên địa bàn tỉnh có 3 cơ sở sản xuất xi măng lò quay đang hoạt động, với công suất thiết kế tổng 4,85 triệu tấn/năm. Tổng sản lượng xi măng lò quay sản xuất năm 2013 đạt 3,97 triệu tấn. Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn (Kim Bảng) có 2 dây chuyền, công suất tổng cộng là 3 triệu tấn/ năm (dây chuyền 1 là 1,4 triệu tấn/ năm, và dây chuyền 1 là 1,6 triệu tấn/ năm). Công ty cổ phần Visai 3 (xi măng Hòa Phát cũ ở Thanh Liêm), có công suất 0,91 triệu tấn/ năm. Công ty cổ phần xi măng Hoàng Long (Thanh Liêm) có công suất 0,35 triệu tấn/ năm.

Xi măng lò đứng: có 3 cơ sở sản xuất xi măng lò đứng với công suất 273 nghìn tấn/ năm. Đó là công ty cổ phần xi măng Phúc Lộc (Kim Bảng) có công suất 140 nghìn tấn/ năm; Công ty cổ phần xi măng Nội Thương (Kim Bảng) có công suất 45 nghìn tấn/năm; Công ty cổ phần xi măng Việt Trung (Thanh Liêm) có công suất 88 nghìn tấn/ năm.

Với hai hệ thống sản xuất xi măng này, hàng năm đã sản xuất ra một khối lượng xi măng lớn. Các công ty luôn chú trọng đến phong trào thi đua lao động giỏi, sáng tạo, đã có hàng trăm sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa sản xuất và bảo vệ môi trường làm lợi nhiều tỷ đồng, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong đó, các sáng kiến sử dụng sét khe non, phụ gia xỉ lò cao, đốt chất thải nguy hại qua buồng đốt calciner… đã được trao giải VIFOTEC quốc gia. Đặc biệt, ngày 10/8/2011 dòng sản phẩm xi măng chuyên dụng xây trát cao cấp MC25 đã ra lò, đáp ứng nhu cầu xi măng tạo vữa xây trát của thị trường. Các công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2004 và Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000:2008 tạo nên sản phẩm xi măng có chất lượng cao đặc biệt là xi măng Bút Sơn chất lượng tốt, chiếm được lòng tin của khách hàng trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, sản xuất xi măng ở Việt Nam phát triển nên việc sản xuất xi măng ở Hà Nam đã giảm dần sản lượng và chỉ sản xuất khoảng 50-70% công suất. Một số cơ sở sản xuất gặp khó khăn về môi trường như các nhà máy nằm gần khu dân cư không thể sản xuất liên tục được nên đã sản xuất cầm chừng.

- Khai thác đá xây dựng: Hà Nam có sẵn nguồn tài nguyên đá vôi, các mỏ tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Liêm, do yêu cầu của thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận nên việc khai thác đá xây dựng của Hà Nam khá phát triển. Sản lượng đá năm 2005 đạt 4,6 triệu m3, năm 2010 tăng lên 9,2 triệu m3, đến

năm 2013 đã đạt được 12 triệu m3. Hà Nam đã cung cấp cho Hà Nội khoảng

này có 12 đơn vị thuộc các công ty cổ phần và công ty TNHH có quy mô,

công suất khai thác từ 100 - 400 m3/năm như: Công ty TNHH Thành Thắng

(xã Thanh Hải - Thanh Liêm); công ty TNHH một thành viên Transmeco (xã Thanh Thủy - Thanh Liêm); công ty Vimeco (xã Liên Sơn - Kim Bảng)….

Như vậy, trước kia các sản phẩm công nghiệp của Hà Nam chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, đến giai đoạn 1997 – 2013 các sản phẩm của Hà Nam đã vươn ra chiếm lĩnh thị trường ngoài tỉnh và quốc tế. Một số sản phẩm giá trị xuất khẩu cao như: hàng may mặc, giầy vải, sữa, xe gắn máy... Các sản phẩm khác như gạch xây dựng, thép xây dựng, phân hóa học... cũng được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

* Tiểu kết chương 2

Có thể thấy từ khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế công nghiệp tỉnh Hà Nam có bước phát triển nhảy vọt về, quy mô sản xuất, giá trị sản xuất, xuất hiện nhiều ngành nghề mới, hình thành thêm thành phần kinh tế mới và phát triển tương đối đều khắp. Ngành công nghiệp thực sự đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế của tỉnh Hà Nam. Tình hình sản xuất công nghiệp đã khắc phục tình hình sa sút của những năm trước đây và đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Trên địa bàn tỉnh, cũng đã và đang hình thành các KCN, CCN tập trung. Một số sản phẩm công nghiệp có mức tăng trưởng nhanh như xi măng, khai thác đá, gạch ngói đất nung, vôi củ… Đặc biệt, trong thời gian qua đã xuất hiện một số sản phẩm mới và đã chiếm lĩnh được thị trường như xi măng, may mặc…Các dự án đầu tư vào các KCN bước đầu đã thu hút được đông đảo lao động trong các địa phương, tình hình sản xuất ở các làng nghề vẫn tiếp tục phát triển sôi động.

Tuy nhiên, kinh tế công nghiệp Hà Nam giai đoạn 1997 - 2013 còn có nhiều bất cập như: các chỉ tiêu kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng giá trị tuyệt đối còn thấp so với các tỉnh trong khu vực như Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định….Quy mô sản xuất còn nhỏ bé, trình độ công nghệ chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm mang lại giá trị tích lũy cao, các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp sạch còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu của ngành... Nhưng những kết quả mà ngành công nghiệp Hà Nam đạt được cũng tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển công nghiệp của địa phương trong giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w