Vấn đề môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 98 - 99)

- Ngành công nghiệp dệt may da giày: có bước phát triển và đạt được những kết quả ban đầu GTSXCN của ngành giai đoạn 1997 2005 tăng từ

3.2.2.Vấn đề môi trường

Sự phát triển của công nghiệp Hà Nam trong thời gian qua cũng gây tác động lớn đến môi trường sinh thái. Ngoài một số doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, trình độ công nghệ hiện đại, khi xây dựng và hoạt động đã chú ý đến đầu tư xử lý nước thải nên ô nhiễm môi trường từ các doanh nghiệp này có phần hạn chế. Tuy nhiên, còn có nhiều ngành công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng chưa có biện biện pháp xử lý như ngành khai thác đá, nung vôi, gạch, ngói,...Ở khu vực xung quanh các cơ sở sản xuất gạch, ngói ở huyện Duy Tiên, huyện Lý Nhân…cây ăn quả, cây hoa màu đã không thể phát triển do khói của lò gạch bay ra. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều làng nghề thủ công, nhà máy do hạn chế về vốn kĩ thuật, mặt bằng sản xuất, đầu tư trang thiết bị ở một số khâu kém nên môi trường xung quanh ở các khu vực bị ô nhiễm nặng như làng dệt ở Nhan Xá, nghề làm bánh đa nem, bánh đa khô ở Nguyên Lý- Lý Nhân... Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nam thì ở khu vực làng nghề dệt ở Nha Xá bị ô nhiễm nặng do nguồn thuốc nhuộm của những cơ sở sản xuất trong làng thải ra. Hàng ngày, có hàng trăm mét khối nước thải độc hại từ thuốc nhuộm, thuốc tẩy được xả ra ao hồ nên người dân không dám xử dụng nguồn nước này. Ngoài ra, tiếng ồn từ các máy dệt cũng vượt quá

mức cho phép làm cho cuộc sống của người dân xung quanh không được yên tĩnh. Trong các làng nghề của tỉnh, các cơ sở sản xuất đều có mặt bằng chật hẹp, nhà ở thường xen lẫn với các xưởng sản xuất và nơi chứa nguyên liệu, sản phẩm. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất lại thiếu phương tiện bảo đảm môi trường lao động như: hệ thống đèn chiếu sáng, quạt hút gió…làm cho sức khỏe của người dân về lâu dài không được đảm bảo.

Trên địa bàn huyện Thanh Liêm, có mỏ đá vôi Kiện Khê có trữ lượng lớn, đây là nguồn nguyên liệu chính để phát triển công nghiệp xây dựng. Nhưng các con đường đi đến mỏ đá vôi này bị ô nhiễm nghiêm trọng do khói bụi của xe, của vật liệu xây dựng do xe chở bị rơi vãi trên đường nhưng chưa được xử lý kịp thời. Vì vậy, bầu không khí luôn bị ô nhiễm đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đây là mặt trái của sản xuất công nghiệp, tác động không tốt đến môi trường sinh thái, làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng không tốt đến đời sống nhân dân. Vì vậy, trong chiến lược phát triển phát triển công nghiệp của Hà Nam trong thời gian tới cần có giải pháp cho những vấn đề này.

Vì vậy, quy hoạch một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn liền hoặc gần các khu đô thị là khu tập trung đông dân cư như thành phố Phủ Lý, huyện Thanh Liêm, huyện Duy Tiên…trước mắt sẽ tận dụng được hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông thuận lợi, nhưng về lâu dài sẽ bộc lộ những bất cập về môi trường, về mở rộng quy mô như một số đô thị lớn đang gặp.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 98 - 99)