Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 82)

- Ngành công nghiệp dệt may da giày: có bước phát triển và đạt được những kết quả ban đầu GTSXCN của ngành giai đoạn 1997 2005 tăng từ

3.1.3.Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

Khi ngành công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ, đã tạo ra giá trị sản xuất lớn, không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Nam mà còn góp phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ và theo khu vực thành phần kinh tế.

* Về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Trong giai đoạn 1997 - 2013 xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam tương đối rõ nét, được thể hiện rõ nhất theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Sự chuyển dịch đó thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam phân theo ngành kinh tế giai đoạn 1997 - 2013

Đơn vị tính: %

Năm Tổng Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng

Thương mại- dịch vụ 1997 100 48,29 19,11 32,60 2000 100 39,32 28,85 31,83 2005 100 28,55 39,69 31,76 2010 100 21,00 47,51 31,49 2013 100 18,7 49,10 32,21 Nguồn: [14, tr 14; 26, tr 238]

Qua bảng số liệu trên ta thấy, sau khi tái lập tỉnh kinh tế của Hà Nam vẫn chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của tỉnh (48,3%). Ngành dịch vụ chiếm 32,6% trong cơ cấu GDP và ngành công nghiệp - xây dựngchiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu tổng sản phẩm (11,19%). Đến năm 2000, với sự phát triển mạnh của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đã làm cho tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể. Sự tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp đã tác động làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam. Sự thay đổi đó thể hiện ở chỗ: giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giảm, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ tăng lên. Cụ thể như năm 2000 tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng lên 28,85% (tăng 9,74%), ngành dịch vụ chỉ có biến động nhẹ giảm xuống còn 31,83%, ngược lại, giá trị ngành nông nghiệp giảm xuống còn 39,32% .Đến năm 2005 tỷ trọng của các ngành kinh tế càng có sự chuyển dịch rõ rệt, ngành công nghiệp đã tăng lên nhanh chóng và đứng đầu về tỷ trọng đối với các ngành kinh tế khác và chiếm tới 39,69% tỷ trọng so với các ngành kinh tế khác, ngành nông nghiệp giảm nhanh xuống chỉ còn 28,55%. Đến năm 2013, trong

cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam, tỷ trọng ngành nông nghiệp tiếp tục giảm xuống còn 18,7 %, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên 31,49%, ngành công nghiêp và xây dựng tăng lên chiếm 49,1%. Như vậy,đến năm 2013, tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng cao hơn tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản và thương mại - dịch vụ. Có thể nói, ngành kinh tế của Hà Nam đã có bước chuyển biến mạnh mẽ phù hợp với xu thế phát triển triển của đất nước và đáp ứng được những yếu cầu mà chủ trương, đường lối của Đảng đã đề ra.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nam trong gần 20 năm qua được thể hiện cụ thể hơn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 04: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam phân theo ngành kinh tế giai đoạn 1997 – 2013

Như vậy, qua biểu đồ ta thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam có sự chuyển biến rõ rệt từ sản xuất nông - lâm - thủy sản sang công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là một minh chứng cho sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Nam và tác động của nó đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cơ cấu kinh tế Hà Nam hiện tại cũng như quá trình phát triển có sự khá tương đồng với khu vực đồng bằng sông Hồng, cả về xu hướng cũng như tỷ trọng từng lĩnh vực. Song, tốc độ chuyển dịch của Hà Nam nhanh hơn, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

ngành kinh tế giai đoạn 1997 - 2013

Đơn vị tính: %

Năm Chia theo khu vực kinh tế (%)

Nông – lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Thương mại - dịch vụ 1997 39,05 24,46 36,49 2000 35,06 30,37 34,57 2005 25,73 38,24 36,03 2010 18,73 45,42 35,81 2013 17,54 47,76 34,70 Nguồn: [14, tr 14; 26, tr 321]

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng cũng có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Trong khoảng gần 20 năm, các ngành có sự chuyển dịch theo hướng cơ cấu ngành nông nghiệp giảm từ 39,05% năm 1997, xuống còn 17,54% vào năm 2013. Ngược lại, cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp lại tăng lên nhanh chóng, năm 1997 cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm 24,46%, đến năm 2013 đã vươn lên chiếm gần 50% so với tỷ trọng cơ cấu kinh tế của các ngành kinh tế khác. Ngành thương mại - dịch vụ có sự chuyển dịch chậm, nhìn chung vẫn giữ mức trên 30% so với tỷ trọng các ngành kinh tế khác. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nam cũng nằm trong xu hướng chung của nền kinh tế Việt Nam và kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng. Vì vậy, điều này đã chứng tỏ nền kinh tế của Hà Nam bắt kịp xu thế phát triển chung của đất nước và của vùng, là phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 Hà Nam cơ bản trở thành một nền kinh tế công nghiệp.

* Sự chuyển dịch theo thành phần kinh tế

Trong giai đoạn 1997 – 2013, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế của tỉnh cũng diễn ra. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo khu vực kinh tế giai đoạn 1997- 2013

Đơn vị: %

STT Công nghiệp quốc doanh

Công nghiệp ngoài quốc doanh

Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1997 75,6 24,4 - 2000 73,4 26,6 - 2005 47,0 47,9 5,1 2006 40 54,5 5,5 2007 33,7 58,4 7,9 2008 22,6 63,9 13,5 2009 20 63,6 16,4 2010 20 61,8 18,2 2011 16,7 53,5 29,8 2012 15,4 53,7 30,9 2013 14,5 55,4 31.4 Nguồn: [26, tr 321; 62, tr 191]

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong 3 năm đầu khi mới tái lập tỉnh từ (1997 - 2000), cơ cấu công nghiệp Hà Nam chỉ có hai khu vực kinh tế là công nghiệp Nhà nước và công nghiệp ngoài Nhà nước, chưa có thành phần công nghiệp có vốn đầu nước ngoài. Trong 3 năm này, công nghiệp Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng trên 70% và là khu vực công nghiệp giữ vai trò chủ đạo về giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp của tỉnh Hà Nam. Trong ngành công nghiệp nhà nước, thì công nghiệp do trung ương quản lý chiếm tỷ trọng cao, với vai trò lãnh đạo tuyệt đối thuộc về Nhà nước còn thành phần kinh tế ở địa phương chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Giai đoạn 2000 - 2005, hai khu vực công nghiệp Nhà nước và công nghiệp ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu công nghiệp Hà Nam nhưng có sự chuyển dịch theo hướng: tỷ trọng của ngành công nghiệp quốc doanh giảm từ 73,4% năm 2000, xuống còn 47% năm 2005, thành phần công nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng nhanh từ năm 2000- 2005

tăng 21,3% (từ 26,6% năm 2000 tăng lên 47,9% năm 2005). Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể ( chỉ chiếm 5,1% tỷ trọng công nghiệp của toàn tỉnh). Trong thời kỳ này, khu vực công nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của cả tỉnh, cao hơn so với tỷ trọng của ngành công công nghiệp ngoài Nhà nước là 0,9%.

Giai đoạn 2005 – 2010, cơ cấu công nghiệp theo khu vực kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Năm 2005, khu vực công nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn (hơn 70% cơ cấu công nghiệp của tỉnh), đến năm 2010 đã giảm xuống còn 20% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước vươn lên, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp (chiếm 61,8% giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010). Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ năm 2005 đến 2010 có bước chuyển biến mau lẹ và tăng liên tục qua các năm đến năm 2010 đã tăng lên chiếm 18,2% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh (kém tỷ trọng của ngành công nghiệp Nhà nước là 0,2%).

Giai đoạn 2010 -2013, tỷ trọng của ba khu vực công nghiệp này đang có sự chuyển dịch mau lẹ theo hướng mới. Đó là, tỷ trọng của khu vực công nghiệp Nhà nước giảm từ 16,7% năm 2011, xuống còn 14,5% vào năm 2013, còn tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có giảm, nhưng vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối ( trên 50% cơ cấu công nghiệp của toàn tỉnh). Đặc biệt, trong thời gian gần đây tỷ trong của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh và tăng từ 18,2% năm 2010 lên 31,4% vào năm 2013.

Sở dĩ có sự chuyển biến trong cơ cấu công nghiệp theo khu vực như trên là do sự phát triển của nền kinh tế theo hướng phù hợp với xu thế của xã hội. Trong gần 20 năm qua, tỉnh Hà Nam đã thực hiện các Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 về việc thành lập và giải thể đối với những doanh nghiệp Nhà nước do trung ương và địa phương quản lý bị thua lỗ kéo dài, không còn

khả năng tiếp tục hoạt động. Và nghị định số 44/11998/NĐ - CP ngày 29/6/1998 về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước theo hướng chỉ giữ lại 100% vốn Nhà nước đối với các doanh nghiệp quan trọng của nền kinh tế, số còn lại được chuyển sang công ty cổ phần. Do vậy, số lượng các doanh nghiêp Nhà nước giảm mạnh, theo đó làm giảm tỷ trọng của khu vực công nghiệp Nhà nước trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh.

Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước được tăng thêm năng lực sản xuất, do 20 năm qua khu vực này được tỉnh Hà Nam đã khuyến khích phát triển, nhất là các doanh nghiêp ngoài Nhà nước có khả năng đầu tư vào những ngành tỉnh có lợi thế, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sự góp sức của các doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, đã góp phần tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp làng nghề, tiểu thủ công nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân từ sau khi luật doanh nghiệp ra đời (năm 2000), cùng với những chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp làng nghề của tỉnh. Với việc hình thành các cụm công nghiệp, làng nghề tạo ra quy mô sản xuất tập trung, có điều kiện đổi mới thiết bị, công nghệ nên giá trị sản xuất công nghiệp khu vực đã tăng mạnh mẽ, góp phần tạo ra sự tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ở khu vực này.

Trong 3 khu vực kinh tế khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh (1997) nhưng đang có sự thay đổi và tăng nhanh về tỷ trọng. Nguyên nhân là do, khu vực này có điểm xuất phát thấp, từ chỗ không có trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ bắt đầu có đóng góp từ năm 2000. Từ năm 2005 đến nay, giá trị sản xuất ở khu vực này có xu hướng tăng liên tục, đến năm 2013 chiếm 31,4% trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn tỉnh. Để có được những thành công này do tỉnh Hà Nam đã có những chủ trương, chính sách phát triển công

nghiệp hấp dẫn đã tạo cơ hội, môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp của tỉnh.

Như vậy, cơ cấu công nghiệp của tỉnh đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực là giảm tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước, tăng dần tỷ trọng ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sự chuyển dịch này phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển các thành phần kinh tế và phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế theo hướng mở cửa.

Vì vậy, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển biến rõ rệt giữa các thành phần kinh tế và thu hút đầy đủ các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất. Điều này chứng tỏ kinh tế Hà Nam đã phát huy, khai thác được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế vào hoạt động sản xuất.

* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng

Sự phát triển của ngành công nghiệp đã có tác động làm cho cơ cấu kinh tế theo vùng của tỉnh từng bước có sự chuyển dịch theo hướng: hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Trước năm 1997, các cơ sở sản xuất công nghiệp của Hà Nam chủ yếu tập trung ở thị xã Phủ Lý và các làng nghề truyền thống ở một số huyện Duy Tiên, Kim Bảng... Sau năm 1997, với chủ trương chính sách phát triển và khôi phục các làng nghề truyền thống, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp của tỉnh phát triển mạnh mẽ, theo đó lãnh thổ công nghiệp cũng được mở rộng nhanh chóng. Với 8 khu công nghiệp tập trung, 25 cụm công nghiệp làng nghề thì lãnh thổ công nghiệp Hà Nam đã mở rộng đến tất cả các huyện trong tỉnh. Trong đó, phát triển mạnh mẽ nhất là ở huyện Kim Bảng, huyện Duy Tiên, thành phố Phủ. Các cơ sở công nghiệp làng nghề trước đây phân bố rải rác, xen lẫn trong khu dân cư, nay đang

dần tập trung trong các cụm công nghiệp làng nghề. Các cơ sở sản xuất công nghiệp không chỉ tập trung ở vùng đô thị phát triển, mà còn được chú trọng xây dựng ở các vùng khó khăn trong tỉnh, với nhiều ưu đãi tạo ra sự chuyển biến lớn trong nông nghiệp, nông thôn.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến có tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch lãnh thổ nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp như cây chè, cây gỗ….ở huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm, vùng chuyên canh cây lương thực chủ yếu ở huyện Duy Tiên, huyện Lý Nhân như cây lạc, đỗ, ngô....Với những vùng chuyên canh này, đã cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp phát triển. Điều này cũng tạo ra sự chuyển biến trong cơ cấu lãnh thổ nông nghiệp của tỉnh theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 82)