Góp phần thúc đẩy văn hóa, giáo dục, y tế phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 95)

- Ngành công nghiệp dệt may da giày: có bước phát triển và đạt được những kết quả ban đầu GTSXCN của ngành giai đoạn 1997 2005 tăng từ

3.1.6. Góp phần thúc đẩy văn hóa, giáo dục, y tế phát triển.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã có tác động góp phần phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trước hết, công nghiệp phát triển có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển giáo dục. Bởi vì, khi công nghiệp phát triển, cùng với việc hình thành các khu và cụm công nghiệp làm cho quy mô sản xuất ngày càng lớn, công

nghệ tiên tiến hiện đại được đưa vào trong sản xuất ngày càng nhiều. Vì vậy, nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hóa chuyên môn cao. Từ đó, nhu cầu học tập của người dân nhằm đáp ứng những đòi hỏi cao của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Hơn nữa, khi công nghiệp phát triển đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Khi đời sống được cải thiện người dân có nhu cầu đầu tư cho giáo dục, nhằm nâng cao trình độ học vấn cho con em mình. Qua gần 20 năm, ngành giáo dục trên địa bàn có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Đó chính là sự xuất hiện nhiều loại hình giáo dục và đào tạo mới. Bên cạnh các trường công lập do Nhà nước đầu tư xây dựng, đã xuất hiện các trường do Nhà nước và người dân cùng xây dựng (trường bán công) và các trường do tư nhân đầu tư xây dựng (trường dân lập, trường tư thục). Cùng với đó là số lượng trường học và học sinh của tất cả các cấp học đều tăng nhanh.

Nhằm cung cấp một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có khả năng làm việc trong các nhà máy có công nghệ hiện đại, hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề của tỉnh trong gần 20 năm qua có sự tiến bộ vượt bậc.Từ năm học 1997- 1998 trước khi tái lập tỉnh trên địa bàn tỉnh chỉ có 5 cơ sở đào tạo nghề với quy mô rất nhỏ gồm 2 trường trung cấp và 3 trường công nhân kĩ thuật với tổng số 238 giáo viên và 2.763 học sinh. Đến năm học 2005- 2006 có 2 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp và 4 trường đào tạo công nhân kĩ thuật với 457 giáo viên và 7.639 giáo viên. Nhưng đến năm học 2012 - 2013 tỉnh Hà Nam có 9 trường đang hoạt động đào tạo trong đó có 1 trường đại học, 6 trường cao đẳng và cao đẳng nghề với tổng số học sinh, sinh viên 8.438 người tăng gấp 3,1 lần năm học 1997- 1998. Với sự tăng cường toàn diện của hoạt động đào tạo đã làm tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh đến năm 2013 đạt 35% [14, tr 49-50; 26, tr 241].

Công nghiệp phát triển góp còn phần thúc đẩy ngành y tế phát triển. Với tốc độ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp, đã góp phần thúc đầy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Khi kinh tế phát triển, đời sống nhân được cải

thiện, nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng. Do đó, mạng lưới y tế của tỉnh cũng được chú trọng đầu tư cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Đến năm 2013 hệ thống mạng lưới y tế đã phát triển rộng khắp mọi miền trên địa bàn tỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tuyến huyện, thành phố được tập trung đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, trình độ chuyên môn của các thày thuốc được nâng cao tạo điều kiện áp dụng phương pháp chuẩn đoán, điều trị tiên tiến đạt hiệu quả cao trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

Với nền văn hóa, giáo dục và y tế phát triển sẽ làm cho nhận thức của người dân được nâng lên. Đặc biệt, đối với lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp sẽ làm cho những người công nhân có tác phong nhanh nhẹn. Với nhận thức của công nhân ngày càng cao, sẽ làm cho việc quản lý và áp dụng những tiến bộ của khoa học vào sản xuất được nhanh và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w