Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 48 - 55)

- Công nghiệp điện, nước.

2.2.2. Cơ cấu theo thành phần kinh tế

tế chủ yếu, các thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Sự chuyển dịch đó được cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ 1997 đến 2013

Đơn vị: cơ sở

Năm Khu vực công nghiệp Nhà nước Khu vực công nghiệp Ngoài nhà nước vực có Khu vốn

Tổng Trung ương phươngĐịa Tổng

Doanh nghiệp tư nhân Hộ cá thể Hợp tác xã công nghiệp 1997 35 6 29 2689 138 2 5 45 6 9 2000 23 6 17 9.450 274 9717 5 17 2005 18 9 9 12298 377 11910 7 22 2010 12 6 6 17379 438 16935 6 28 2013 10 6 4 19186 469 18710 7 52 Nguồn [26, tr 198; 62, tr 197]

Khu vực công nghiệp Nhà nước

Trải qua gần 20 năm, số lượng các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Nam có xu hướng giảm mạnh. Năm (1997) số lượng các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 35 doanh nghiệp trong đó, doanh nghiệp công nghiệp do trung ương quản lý là 6 doanh nghiệp, doanh nghiệp do địa phương quản lý là 29 doanh nghiệp. Đến năm 2000, số lượng các doanh nghiệp Nhà nước giảm xuống còn 23 doanh nghiệp, trong đó khu vực công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý giảm mạnh hơn từ 29 doanh nghiệp năm 1997, xuống còn 17 doanh nghiệp năm 2000. Sở dĩ có sự suy giảm như vậy là do sau khi tái lập tỉnh (1997) các cơ sở sản xuất công nghiệp tuy có số lượng nhiều, nhưng hầu hết là các doanh nghiệp lại có qui mô vừa và nhỏ cả về lao động lẫn nguồn vốn sản xuất, kinh doanh. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế quản lý mới (nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa), nhiều doanh nghiệp lúng túng không tìm được phương hướng sản xuất mới phù hợp với yêu cầu của xã hội, khi sản xuất thua lỗ kéo dài, càng sản xuất

càng thua lỗ, nhất là các doanh nghiệp do huyện, thị xã quản lý. Trong thời gian này Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ - CP ngày 2- 9- 1998 của thủ tướng chính phủ, về chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng chỉ giữ lại 100% vốn Nhà nước đối với các doanh nghiệp quan trọng của nền kinh tế, số còn lại được chuyển sang công ty cổ phần, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, giải thể những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và thua lỗ kéo dài. Do vậy, tất cả các doanh nghiệp Nhà nước do trung ương và địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh đã được củng cố, sắp xếp lại. Những doanh nghiệp làm ăn thu lỗ, không còn phù hợp đã được giải thể và sắp xếp lại nên doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước giảm mạnh.

Đến giai đoạn (2000 -2013) ngành công nghiệp Hà Nam vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương tổ chức, sắp xếp lại sản xuất nên số lượng doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục giảm, đến năm 2005 toàn tỉnh có 18 doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước và đến năm 2010 còn 12 doanh nghiệp, đến năm 2013 số doanh nghiệp nhà nước chỉ còn 10 doanh nghiệp. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp khu vực Nhà nước là: sản xuất xi măng, phân phối điện, nước, thu gom và xử lý nước thải, sản xuất phân bón, chế tạo thiết bị kết cấu thép, may xuất khẩu và chế biến than. Như vậy, trong gần 20 năm, từ khi tái lập tỉnh (1997) đến năm 2013, số doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước giảm tới 71,4 % , từ 35 doanh nghiệp năm 1997, xuống còn 10 doanh nghiệp năm 2013.

Về giá trị sản xuất công nghiệp: Tuy số lượng doanh nghiệp giảm (do tổ chức sắp xếp lại), nhưng do được củng cố và tăng cường nguồn vốn dùng cho sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất công nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng cao. Năm 1997, giá trị sản xuất khu vực này đạt 192,1 tỷ đồng, đến năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp ở khu vực này đạt 2.556,23 tỷ đồng, gấp 13,3 lần năm 1997. Bình quân trong cả giai đoạn 1997 – 2013 chiếm 13,7% giá trị sản

lượng, đạt tốc độ tăng 12,6%/năm. [ 14, tr 167; 26, tr 546]

Tuy số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước trong gần 20 năm qua (1997- 2013) đã giảm sút nhiều, giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2013 chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ bé 14,5% trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh, nhưng phần lớn những sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế trong giai đoạn này là do các doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo sản xuất như: Điện, nước, phân lân, xi măng.

Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước

Khu vực công nghiệp ngoài nhà nước vốn là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh về quy mô và số lượng các cơ sở công nghiệp, được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 02: Biểu đồ thể hiện số lượng các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước giai đoạn 1997 -2013

Qua biểu đồ trên ta thấy số lượng các cơ sở công nghiệp ngoài Nhà nước có sự thay đổi qua từng giai đoạn. Năm 1997, số lượng các cơ sở công nghiệp ngoài Nhà nước là 2.689 cơ sở đến năm 2000 tăng lên 6761 cơ sở, tăng lên

9.450 cơ sở, và gấp 3,5 lần năm 1997.

Trong giai đoạn 2001 – 2013, số cơ sở sản xuất ở khu vực ngoài Nhà nước được khuyến khích phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước có khả năng đầu tư vào những ngành công nghiệp Hà Nam có lợi thế, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tổng số cơ sở công nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2005 là 12.298 cơ sở tăng 23,1% so với năm 2000. Đến năm 2010, số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước là 17.379 cơ sở, tăng 5.081 cơ sở (tăng 29,2%) so với năm 2005. Nhưng từ năm 2010- đến 2013 tăng thêm 1.807 cơ sở (tăng 9,4% so với năm 2010). Như vậy từ năm 1997 đến 2013 số lượng cơ sở công nghiệp ngoài Nhà nước tăng thêm gấp 7,1 lần và tăng 16.479 cơ sở, mỗi năm tăng gần 1.029 cơ sở. Đây là khu vực có ưu thế sử dụng nhiều lao động với tổng số 91,1 nghìn lao động năm 2013 (chiếm 81,0% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp).

Trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước thì các doanh nghiệp tư nhân và cá thể, là hai thành phần có sự tốc độ tăng trưởng và phát triển khá mạnh mẽ.

- Doanh nghiệp tư nhân: Trong gần 20 năm qua, các doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng nhanh cả về số lượng và giá trị sản xuất. Năm 1997, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 138 doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đến năm 2000, số lượng doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên 2749 doanh nghiệp, tăng 2611 doanh nghiệp, gấp hơn 19,2 lần so với năm 1997. Đặc biệt từ năm 2000 trở đi, số lượng các doanh nghiệp tăng mạnh do luật doanh nghiệp mới có hiệu lực, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thành phần này phát triển. Như vậy, trong giai đoạn 1997 - 2013, số doanh nghiệp tư nhân đã tăng thêm 351 cơ sở, bình quân tăng 20,7 doanh nghiệp/năm. Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, thủ công nghiệp.

trong các doanh nghiệp tư nhân cũng tăng nhanh từ 432 lao động năm 1997, đã tăng lên 32.524 lao động năm 2013, tăng 30.092 lao động, gấp 75,3 lần so với năm 1997. Bình quân mỗi năm (1997 – 2013) tăng 1.889,8 lao động. Các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu là may mặc, dệt, thêu ren, hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí, chế biến hải sản, chế biến than, lâm sản... Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực doanh nghiệp tư nhân đạt 7.863,3 tỷ đồng, chiếm 79,1% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước và 64,1% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

- Hộ cá thể: Trong gần 20 năm qua thành phần cơ sở công nghiệp cá thể cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể như sau: năm 1997, số lượng các cơ sở công nghiệp cá thể trên địa bàn tỉnh là 2545 cơ sở, đến năm 2000 tăng thêm 7172 cơ sở (tăng 283,5%) so với năm 1997. Đến năm 2013, số lượng các cơ sở cá thể tăng thêm 8 993 cơ sở so với năm 2000. Như vậy, trong gần 20 năm qua, số lượng cơ sở cá thể tăng thêm 16 165 cơ sở, bình quân mỗi năm tăng gần 1010 cơ sở. Cùng với các cơ sở công nghiệp cá thể tăng nhanh, số lao động đang làm viêc cũng tăng theo. Năm 1997, số lượng lao động hoạt động trong các cơ sở công nghiệp cá thể là 11.098 lao động, đến năm 2013 tăng lên 48.678 lao động, tăng 37.589 lao động, gấp 4,4 lần so với năm 1997. Đây là khu vực chiếm tỷ lệ lao động công nghiệp đông nhất, chiếm 48,5% lao động công nghiệp toàn tỉnh và 63,9% lực lượng lao động công nghiệp ngoài Nhà nước.

Tổng số nguồn vốn sử dụng cho sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể năm 2013 là 1 633,7 tỷ đồng, bình quân một cơ sở sử dụng 40,5 triệu đồng tiền vốn cho sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, các cơ sở công nghiệp cá thể sử dụng nguồn vốn tự có cho sản xuất kinh doanh là chính, tỷ lệ vốn tự có trong tổng nguồn vốn là 87,4% [14, tr 56]. Các cơ sở công nghiệp cá thể hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất như hàng

thêu ren, xay sát gạo, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ (chế tác đá, đồ gỗ), sản xuất vật liệu xây dựng (gạch), khai thác đá.... Đến năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của các cơ sở công nghiệp cá thể đạt 2.002,3 tỷ đồng, chiếm 9,6% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước[26, tr 129]. Một số hộ kinh doanh tiêu biểu như hộ Trần Anh Tuấn (Kim Bảng) sản xuất các sản phẩm may mặc, hộ Trần Thị Diệp (Duy Tiên) sản xuất khăn mặt…

- Hợp tác xã công nghiệp: Trong khu vực ngoài Nhà nước thì các hợp tác xã (HTX) sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ bé, không đáng kể, sản xuất gặp nhiều khó khăn, không ổn định, nhưng số lượng không có biến động lớn. Năm 1997, số lượng các HTX sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 6 HTX. Nhưng Sau khi tái lập tỉnh số lượng HTX công nghiệp giảm xuống còn 5 HT. Sở dĩ có sự tụt giảm như vậy là do khi chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp, sang cơ chế thị trường nhiều HTX khó khăn, lúng túng. Trong thời kỳ này nhiều HTX bị giải thể do làm ăn yếu kém, thua lỗ, một số HTX được giao khoán, chuyển nhượng, bán tư liệu cho tập thể xã viên để họ tự quản lý sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình, một số HTX được chuyển sang hình thức cổ phần. Đến năm 2005, số lượng HTX công nghiệp lại tăng lên thêm 2 HTX nữa là 7 HTX . Nguyên nhân là do năm 2003 luật HTX mới được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi và thông thoáng hơn cho các HTX phát triển. Các HTX công nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phân phối điện.Năm 2010 số lượng HTX giảm xuống chỉ còn 5 HTX và đến năm 2013 lại tăng lên là 7 HTX. Số lượng HTX chỉ thay đổi không đáng kể, luôn tồn tại ở dưới 10 HTX.Do số lượng HTX ít nên số lượng lao động làm việc trong các HTX cũng không đáng kể. Đến năm 2013, lực lượng lao động trong các HTX công nghiệp có 578 lao động, tăng 124 lao động (tăng 21,4 %), so với năm 1997. Đây là khu vực chiếm tỷ lệ lao động ít nhất (1% trong tổng số lao động công nghiệp ngoài Nhà nước). Giá trị sản xuất của thành phần kinh tế này năm 2011 đạt 1,98 tỷ đồng, chiếm 0,2% giá trị sản xuất công nghiệp

khu vực ngoài Nhà nước.

Có thể nói, khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước đạt được những kết quả trên chủ yếu là do có những chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh: khuyến khích, khôi phục và phát triển công nghiệp làng nghề truyền thống, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Đặc biệt từ khi luật doanh nghiệp ra đời cùng các chương trình cổ phần hóa, đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển nhanh.

Tuy nhiên, do công nghiệp làng nghề và tiểu thủ công nghiệp được chú trọng phát triển và chiếm chủ yếu trong khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước, đồng thời, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực này là các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH, cơ sở cá thể, hợp tác xã... nên quy mô sản xuất của khu vực này nhìn chung là nhỏ, chủ yếu là quy mô cá thể, hộ gia đình. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề nên quy mô sản xuất các khu công nghiệp ngoài Nhà nước cũng đã dần được nâng lên và tập trung hơn do chủ chủ trương của Nhà nước nhằm phát triển nền kinh tế Hà Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 48 - 55)