Lực lượng lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 32 - 34)

Cùng với sự tăng nhanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp, lực lượng lao động trong toàn ngành công nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Điều này đã được cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Số lao động công nghiệp phân theo ngành giai đoạn (1997- 2013)

Đơn vị: Người

TT

Năm Ngành

công nghiệp 1997 2000 2005 2009 2010 2013

1 Công nghiệp khai thác 2.309 2.962 5.598 6.806 6.940 7.0012 Công nghiệp chế biến 34.396 33.740 55.977 61.717 63.158 63.368 2 Công nghiệp chế biến 34.396 33.740 55.977 61.717 63.158 63.368 3 Công nghiệp phân phối

điện, nước 51 623 689 1.865 1.920 1.967

Tổng cộng 36.756 37.325 62.264 70.388 71.018 72.336

Nguồn: [19, tr 90; 26, tr 145; 62, tr 33]

Như vậy ta thấy, lực lượng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp tăng nhanh qua các năm. Từ năm 1997 đến năm 2013 tăng thêm 35 580 người, tăng 2 224 người/năm. Trong đó, lao động làm việc trong ngành công nghiệp khai thác tăng 4 692 người từ năm 1997 đến 2013 và tăng gấp 3,03 lần. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến tăng mạnh nhất từ 34 396 người năm 1997 đến 63.368 người vào năm 2013, tăng 28 792 người, gấp 1,84 lần so với năm 1997. Lao động làm việc trong ngành phân phối điện, nước từ năm 1997 đến năm 2013 tăng 1916 người, gấp 38,6 lần năm 1997. Như vậy ta có thể thấy, cùng với cùng với sự tăng nhanh về dân số thì lao động làm việc trong các ngành công nghiệp của Hà Nam cũng tăng nhanh. Nhưng nguồn lao động của Hà Nam có nhiều hạn chế, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo nên trình độ tay nghề chưa cao và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Trong mấy năm gần đây, số lượng lao động đó ngày càng nhiều vì nhiều lao động sau khi học xong trung cấp, cao đẳng, có cả đại học nhưng chưa có việc làm phù hợp với chuyên ngành học nên những người đó lại vào làm việc trong các nhà máy xí nghiệp,

làm công nhân như những lao động phổ thông khác. Đây cũng là tình trạng của Hà Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, tình trạng “thừa thày, thiếu thợ” ngày càng phổ biến.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 32 - 34)