Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 93)

- Ngành công nghiệp dệt may da giày: có bước phát triển và đạt được những kết quả ban đầu GTSXCN của ngành giai đoạn 1997 2005 tăng từ

3.1.5. Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động

lao động

Vấn đề lao động và việc làm là một trong những điều kiện tiên quyết để giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác giải quyết việc làm có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các ngành, các tổ chức xã hội, với các chương trình vay vốn tạo việc làm, xuất khẩu lao động…. Đồng thời, đầu tư cho phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh, tăng cường đào tạo nghề, nâng cao cơ hội việc làm cho người lao động và đẩy mạnh hợp tác lao động nước ngoài giải quyết vấn đề việc làm. Đối với nhân dân trong tỉnh, thì không ngừng quan tâm phát triển nền kinh tế của toàn tỉnh đặc biệt là kinh tế công nghiệp. Khi công nghiệp phát triển đã tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động. Trong gần 20 năm qua, cơ chế quản lý nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế mới, sản xuất công nghiệp được khuyến khích phát triển với nhiều thành phần kinh tế. Số lượng các cơ sở công nghiệp tăng khá nhanh, nhất là khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước đang được khuyến khích phát triển, đặc biệt là loại hình sở hữu tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh, đến năm 2013 lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp có khoảng 10.987 lao động

(chiếm 18,6 % số lao động của toàn tỉnh). Trong thời gian qua (1997 - 2013) Hà Nam đã giải quyết việc làm cho 76.546 lao động (bình quân mỗi năm đã giải quyết việc làm cho hơn 4.784 lao động). Trong đó, riêng các khu công nghiệp tập trung của tỉnh đã tạo thêm việc làm cho khoảng 32.576 lao động chiếm 42% so với các ngành kinh tế khác, với thu nhập bình quân 2,5 -3 triệu đồng/tháng/người [14, tr 31;15, tr 45; 26, tr 215]. Cùng với các khu công nghiệp thì các cụm công nghiệp, làng nghề thủ công cũng thu hút một lực lượng lao động đáng kể và giải quyết việc làm cho 1.754 lao động. Như vậy, các làng nghề thủ công cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và chủ yếu là lao động tại chỗ, làm việc theo thơi vụ. Khi hết vụ gặt, cấy người dân ở các địa phương thường có nhiều thời gian nên để tăng thêm thu nhập họ sẽ tham gia sản xuất ở các cơ sở thủ công nghiệp nơi họ sinh sống như làm tăm tre, đan nát, thêu… Đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 126 làng có nghề sản xuất, được phân bố đều ở các huyện như Duy Tiên ( có nghề dệt, làm tăm….) huyện Lý Nhân (có nghề làm bánh đa nem, làm bánh đa, mộc…); huyện Thanh Liêm (có nghề thêu, đan…). Sự phát triển của các làng có nghề đã giúp cho nhiều hộ gia đình có nghề phụ, dần dần đó là nghề đem lại nguồn thu nhập chính cho cả gia đình. Có nhiều hộ có vốn mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh đã giải quyết việc làm cho một số người dân trong địa phương nơi họ đang sinh sống với mức thu nhập từ 1000.000 đồng đến 1.200.000 đồng/người/tháng.

Khi công nghiệp phát triển, không chỉ thu hút và giải quyết việc làm cho các lao động tại địa phương mà ngành công nghiệp của tỉnh còn thu hút và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở các tỉnh lân cận như Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên... Lao động được giải quyết việc làm đã góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị. Ở khu vực nông thôn, do diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nên có một số lượng lao động nông thôn thiếu việc làm

ngày càng nhiều. Vì vậy, giải quyết việc làm cho số lao động nông thôn này bằng cách thu hút họ vào các khu công nghiệp, các làng nghề thủ công có ý nghĩa rất lớn.

Khi người lao động có việc làm sẽ tăng nguồn thu nhập, mức sống của họ cũng không ngừng được cải thiện. Theo số liệu thống kê năm 2013, GDP bình quân theo đầu người đạt 30,2 triệu đồng đạt 96,4% kế hoạch năm 2013 đề ra và so với năm 2012 thì tăng 15,7%/năm [15, tr 32]. Khi thu nhập tăng lên sẽ làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ nét. Năm 1997 mức chi tiêu cho đời sống của người dân bình quân của cả người công nhân 1 người là 983.000 đồng/tháng, đến năm 2013 mức chi tiêu bình quân đã tăng lên 2.087.000 đồng/ người/ tháng và gấp gần 2,12 lần so với năm 1997 [26, tr 51- 52 ]. Do có nguồn thu nhập tương đối ổn định nếu so với các ngành kinh tế khác thì còn thấp nhưng đối với người nông dân thì đây được coi là mức thu nhập khá. Vì vậy, giúp cho các hộ gia đình vừa có điều kiện cải thiện đời sống vừa tích lũy xây dựng nhà ở và mua sắm đồ dùng sinh hoạt vì vậy nhiều ngôi nhà cao tầng sạch đẹp được xây dựng, trong mỗi gia đình nhiều đồ dùng sinh hoạt như ti vi, tủ lạnh, máy giặt được sử dụng …làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người công nhân được nâng cao. Qua đó chúng ta có thể thấy được trong thời gian qua đặc biệt từ năm 1997 -2013 nền kinh tế nói chung và kinh tế công nghiệp của Hà Nam nói riêng có sự phát triển nhanh chóng. Khi nền kinh tế phát triển sẽ làm cho xã hội được ổn định, đời sống của người dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w