Vấn đề lao động việc làm và sức khỏe của người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 99 - 101)

- Ngành công nghiệp dệt may da giày: có bước phát triển và đạt được những kết quả ban đầu GTSXCN của ngành giai đoạn 1997 2005 tăng từ

3.2.3. Vấn đề lao động việc làm và sức khỏe của người lao động

Hà Nam là một tỉnh thuần nông, lực lượng lao động dồi dào. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với tốc độ công nghiệp hoá diễn ra khá nhanh. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển mạnh, xây dựng tuyến đường cao tốc, khu đô thị và nhiều dự án khác đã làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhanh chóng. Tỷ lệ lớn lao động lại chưa qua đào tạo nên khó thích ứng và tự tìm kiếm việc làm trong các khu công nghiệp. Số lượng lao động tự tạo việc làm rất hạn chế, chủ yếu là các công việc tạm thời,

với thu nhập thấp và điều kiện lao động không bảo đảm. Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của lao động còn cao và có xu hướng gia tăng (năm 2013, toàn tỉnh có gần 7.000 lao động thiếu việc làm; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nữ là 3,81%).

Trước những khó khăn về việc làm, nhiều người đã ra thành phố, đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm kế mưu sinh. Tuy nhiên, đại đa số việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, do trình độ học vấn thấp, quan hệ xã hội hạn hẹp, ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng các tư liệu lao động hiện đại nên chỉ có thể làm được những công việc giản đơn theo vụ việc với mức lương thấp, đời sống khó khăn, tạm bợ... Theo báo cáo tổng kết của UBND tỉnh năm 2013 về lao động và việc làm với đối tượng là lao động thanh niên ở nông thôn, số người không được đào tạo nghề chiếm 68,4%, số người không có đất để sản xuất - kinh doanh là 53,1%, loại khó khăn tiếp cận các nguồn vốn là 22,3%, thiếu kinh nghiệm sản xuất là 26,5%, thiếu thông tin về thị trường lao động là 23,3% %[12, tr 15 ].

Cùng với vấn đề việc làm, vấn đề đảm bảo sức khỏe cho người công nhân cũng còn nhiều bất cập. Lao động trong các ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng...là những ngành có chất thải độc hại cao nhưng những khí thải của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất không được xử lý tốt. Khu vực sản xuất đá vôi ở huyện Thanh Liêm, huyện Kim Bảng, khu vực sản xuất gạch ở huyện Duy Tiên, huyện Lý Nhân sức khỏe của người công nhân và nhân dân địa phương đang bị đe dọa. Theo kết quả điều tra của UBND tỉnh, ở khu vực có các nhà máy sản xuất gạch (ở xã Mộc Bắc - Duy Tiên), trong vài năm gần đây số lượng người chết ở tuổi 40 - 50 vì bị ung thư, đặc biệt là ung thư phổi tăng cao. Trong các nhà máy xí nghiệp, chỉ trừ một số cơ sở có sự liên kết đầu tư với nước ngoài thì cơ sở vật chất tốt, đảm bảo như công ty dây dẫn SUMI, công ty Honda Lock…Có rất nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp xây dựng chưa kiên cố, chủ yếu là những nhà cấp 4, lợp bằng mái tôn bên trong lại

không có quạt thông gió, máy làm lạnh…..nên vào mùa hè, công nhân không thể chịu được với nhiệt độ cao lên đến 39 - 400 C. Vì vậy, có nhiều công ty đã phải cho công nhân làm việc từ 3 - 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa để tránh nắng hấp xuống xưởng vào buổi chiều như công ty Đá quý Viễn Đông ở KCN Hòa Mạc…. Công nhân làm việc trong các KCN, nhất là công nhân làm việc thời vụ, không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm, không được hưởng các chế độ ưu đãi vào các ngày lễ, tết…

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 99 - 101)