Cơ cấu theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 55)

- Công nghiệp điện, nước.

2.2.3. Cơ cấu theo lãnh thổ

Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo huyện, thành phố giai đoạn 1997 -2013

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2010 2013

TP Phủ Lý 9.7 10.2 20.0 6.1 31.2

Huyện Duy Tiên 4.9 5.1 11.5 15.9 22.3

Huyện Kim Bảng 68.2 65.2 47.1 9.5 24.5

Huyện Lý Nhân 7.2 7.9 9.2 29.8 8.0

Huyện Thanh Liêm 9.7 9.2 8.3 21.3 11.2

Huyện Bình Lục 2.3 2.3 3.9 6.1 2.8

Nguồn: [26, tr 97; 62 , tr 194; ]

bàn tỉnh Hà Nam đã hình thành và phát triển chủ yếu ở Kim Bảng, Duy Tiên, thành phố Phủ Lý, với nhiều cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp tập trung. Vì vậy làm cho giá trị sản xuất công nghiệp ở các huyện này luôn cao, và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Cụ thể như sau:

Đối với thành phố Phủ Lý: trong giai đoạn 1997- 2013 cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Năm 1997 cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chỉ chiếm chưa đến 10% trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Nhưng trong 3 năm đầu sau khi tái lập tỉnh (1997- 2000) cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm 0.5%. Mặc dù con số còn rất khiêm tốn nhưng đây là bước tăng trưởng đầu tiên tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Giai đoạn 2000- 2005 giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 10.2% lên 20.0%, tăng gấp 1.96 lần năm 2000. Từ năm 2010- 2013 cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 29.6% lên 31.2%. Như vậy thành phố Phủ Lý là một trong những đơn vị có cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cao trong toàn tỉnh. Sở dĩ có được kết quả đó là do, với vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm của cả tỉnh, gần với Thanh Liêm, nơi đây có nguồn nguyên liệu đá vôi dồi dào. Các doanh nghiệp ở Phủ Lý đã tận dụng những thuận lợi đó để khai thác đưa giá trị sản xuất công nghiệp của Phủ Lý tăng nhanh.

Đối với huyện Duy Tiên: cùng với Phủ Lý thì huyện Duy Tiên cũng là đơn vị có cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Năm 1997 cơ cấu giá trị sản xuất công nghiêp của huyện Duy Tiên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Từ năm 1997 đến năm 2013, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Duy Tiên tăng nhanh và tăng liên tục qua các năm. Giai đoạn 1997- 2000 tăng từ 4,9% lên 5,1%, giai đoạn 2005 - 2013 tăng từ 11,5% lên 22,3% gấp 1.9 lần năm 2005 và gấp 4.6 lần năm 1997. Sở dĩ, nền kinh tế công nghiệp của huyện Duy Tiên có bước phát triển nhanh như vậy là do: sau khi tách tỉnh huyện Duy Tiên có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, đa số diện tích đất đai, nhân dân, làm nông nghiệp

nên giá trị sản xuất đem lại chưa cao. Nhưng từ năm 1997 huyện Duy Tiên đã phát huy được vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay đầu tỉnh, có đường QL 38, QL 1A chạy qua, nên việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa được dễ dàng. Vì vậy huyện Duy Tiên tiến hành chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng các KCN như KCN Đồng Văn I,KCN Đồng Văn II, KCN Hòa Mạc, KCN Cầu Giát. Các KCN này đi vào hoạt động có hiệu quả, nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia sản xuất như công ty SuMi của Nhật, công ty Honda Lok của Nhật, công ty đá quý Viễn Đông, công ty Đại Dương của Na Uy.….nên làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của Duy Tiên tăng nhanh.

Đối với huyện Kim Bảng: giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Kim Bảng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Năm 1997, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của Kim Bảng chiếm 66,2% đến 2013 giảm xuống còn 24.5% . Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của Kim Bảng giảm, so với cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của các huyện khác nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của Kim Bảng thì không giảm mà vẫn chiếm số lượng cao. Cùng với Thanh Liêm thì Kim Bảng là huyện có nguồn tài nguyên đá vôi xi măng, đá vôi hoá chất, sét xi măng, phụ gia xi măng, dolomit, đá xây dựng, đất đá san lấp….có thể khai thác để phục vụ sản xuất và xây dựng. Đặc biệt, ở huyện Kim Bảng ngay từ năm 1997 công ty xi măng Bút Sơn được thành lập (28-1-1997) với công suất 1.4 triệu tấn/ năm, ở đây có hệ thống núi đá vôi chất lượng vào loại tốt nhất cả nước, trữ lượng vài tỷ m3, có thể khai thác hàng trăm năm. Vì vậy, đã đem lại giá trị sản suất công nghiệp cao cho huyện Kim Bảng.

Đối với huyện Thanh Liêm: trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Thanh Liêm còn thấp so với các huyện khác và đang có xu hướng tăng. Năm 1997 cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 9.0% đến năm 2013 tăng lên 11.2% , tăng 1.24%. Huyện Thanh Liêm có nhiều mỏ đá vôi, mỏ đất sét…nhưng những nguyên liệu này được các doanh nghiệp ở Phủ Lý

xuống khai thác nên đem lại giá trị sản xuất cao cho Phủ Lý. Trên địa bàn huyện Thanh Liêm có KCN Liêm Phong, KCN Liêm Cần - Thanh Bình nhưng chưa đi vào hoạt động. Vì vậy, cơ cấu giá trị sản công nghiệp của huyện Thanh Liêm còn khá khiêm tốn.

Đối với hai huyện Bình Lục và huyện Lý Nhân: có cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp còn thấp (chủ yếu duới 10%), so với các huyện trong toàn tỉnh và có sự thay đổi không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do huyện Bình Lục và huyện Lý Nhân ít có điều kiện cho sự phát triển công nghiệp, nên giá trị sản xuất công nghiệp đem lại chiếm tỷ trọng ít hơn so với các huyện khác. Những giá trị sản xuất công nghiệp của ngành chủ yếu do các doanh nghiệp cá thể, một số doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, sản xuất gỗ…đem lại.

Như vậy có thể thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nam tập trung ở thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng. Các huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân giá trị sản xuất do ngành công nghiệp đem lại vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp so với cơ cấu giá trị sản xuât của toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w