Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 74)

- Ngành công nghiệp dệt may da giày: có bước phát triển và đạt được những kết quả ban đầu GTSXCN của ngành giai đoạn 1997 2005 tăng từ

3.1.2. Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

Sự phát triển của ngành công nghiệp có mối quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải…Công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các

ngành kinh tế phát triển. Cụ thể như sau:

- Đối với ngành nông nghiệp

Trước hết, nông nghiệp vốn là ngành sản xuất lương thực thực phẩm nhằm đáp ứng cho nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Nếu như những năm 1997 trở về trước, sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất các loại cây lương thực có hạt nhằm bảo đảm an toàn lương thực và dự trữ một phần cho chăn nuôi như lúa, ngô, khoai, sắn….. Trong giai đoạn từ 1997 đến 2013 ngành nông nghiệp đã chuyển từ trồng cây lúa là chính sang đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, nhằm cung cấp nguồn lương thực thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Điều này được biểu hiện cụ thể như sau:

Đối với ngành trồng trọt trước đây cơ cấu cây trông của Hà Nam chưa đa dạng mà chủ yếu là trồng lúa nước thì nay đã trồng thêm nhiều loại cây trồng khác như trồng đay, rau, trồng hoa, vải, cam quýt...ở huyện Duy Tiên, huyện Lý Nhân, huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm. Vì vậy, cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, rau quả sạch, mở rộng diện tích cây xuất khẩu có địa chỉ tiêu thụ như cây chuối ở Duy Tiên, hồng xiêm ở Lý Nhân…. đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Đối với ngành chăn nuôi bên cạnh việc chăn nuôi lợn, trâu, bò….thì đến năm 2013 cũng đã đưa vào chăn nuôi nhiều con vật có giá trị kinh tế cao như: nhím, ba ba, cá sấu, thỏ, rắn.... Đến năm 2013, toàn tỉnh đã có 15 khu chăn nuôi tập trung đi vào hoạt động như khu nuôi tôm càng xanh ở xã Châu Giang huyện Duy Tiên, khu chăn nuôi nhím, thỏ ở huyện Kim Bảng….vì vậy đã cung cấp hàng trăm tấn sản phẩm ra thị trường. Đồng thời, ngành nông nghiệp đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành các cơ chế phát triển chăn nuôi lợn trên nền “đệm lót sinh học”. Vì vậy, có hơn 2.000 mô hình chăn nuôi nông hộ có sử dụng đệm lót lên men trong thời gian qua, đã góp phần tích cực giảm

thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn. Năm 2013, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 66.200 tấn, tăng 38,8% so với năm 2008. Trong những năm gần đây Hà Nam còn phát triển ngành nuôi bò sữa đến năm 2013 toàn tỉnh có 2.000 con bò sữa với sản phẩm sữa thu được là 6.500 tấn /năm, liên kết mở rộng thị trường với nhiều nhà máy sữa. Vì vậy sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thịt hộp, ngành sản xuất sữa.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân và ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến, trên địa bàn tỉnh Hà Namđã hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa mang tính tập trung cao như vùng chuyên canh cây lúa chất lượng cao ở huyện Kim Bảng, huyện Duy Tiên, huyện Bình Lục; vùng chuyên canh cây dâu nuôi tằm ở huyện Duy Tiên, huyện Lý Nhân; Vùng chuyên canh cây lạc ở huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng; vùng sản xuất rau sạch ở thành phố Phủ Lý…. Có thể nói, ngành công nghiệp có tác động đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. Trước đây, ngành nông nghiệp chỉ sản xuất các sản phẩm, phục vụ nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Nhưng đến nay, ngành nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nên số lượng, chất lượng, cây trồng, vật nuôi tăng nhanh, hình thành các vùng sản xuất chuyện canh. Điều đó được thể hiện rõ ở sự chuyển biến trong nội ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng ngành trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng lên. Trong nội bộ ngành trồng trọt, cũng có sự chuyển biến theo hướng diện tích trồng lúa giảm, diện tích các loại cây trồng khác như cây hoa, quả, đay, dâu…tăng. Vì vậy, ngành nông nghiệp đang chuyển dần sang nền sản xuất hàng hóa.

Khi ngành nông nghiệp đã cung cấp cho ngành công nghiệp một khối lượng nguyên liệu quý báu, giúp ngành công nghiệp có nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất, sẽ giảm mức chi phí và nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, công nghiêp còn cung cấp một lượng hàng hóa phong phú cho nông nghiệp. Các sản phẩm của ngành công nghiệp phục vụ

đắc lực cho cả sản xuất và tiêu dùng trong nông nghiệp. Ngành công nghiệp cung cấp các sản phẩm như phân bón, phân đạm, thuốc trừ sâu và các loại máy móc, công cụ... cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc sử dụng các phương tiện máy móc hiện đại của ngành công nghiệp đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Các sản phẩm của ngành nông nghiệp làm ra lúc này có năng suất và chất lượng cao, giảm sức lao động của người dân trong quá trình sản xuất. Vì vậy, cùng với việc cơ khí hóa trong nông nghiệp đã đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

Chúng ta có thể thấy rằng, khi công nghiệp phát triển dẫn đến yêu cầu một nguồn lao động rất lớn vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Chính vì vậy, ngành công nghiệp đã thu hút một phần lao động đáng kể ra khỏi nông thôn vào các nhà máy làm việc với mức thu nhập tương đối ổn định. Khi một bộ phận lao động ở nông thôn chuyển sang hoạt động công nghiệp đã làm cho số lượng lao động phục vụ trong sản xuất nông nghiệp giảm xuống. Sự giảm sút của lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp có tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Một mặt, nó tạo điều kiện cho việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp như các loại máy cày, máy bừa, máy bơm.... Khi máy móc được sử dụng vào trong sản xuất sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, sẽ dẫn đến sự phân hóa lao động trong nông thôn, xuất hiện hiện tượng người nông dân phải thuê lao động để làm nông nghiệp. Chính vì vậy, mà ở nông thôn đã xuất hiện một bộ phận người chuyên đi làm thuê. Điều này cho thấy sự phân công lao động nông thôn đã diễn ra.

Như vậy, do tác động nhiều mặt của công nghiệp, cùng các ngành kinh tế khác đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển cao hơn một bước, từ nền sản xuất tự cung, tự cấp đang dần chuyển sang sản xuất hàng hóa. Điều này được thể hiện rõ qua giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng nhanh. Năm 2013 giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh đạt 2 001,5 tỷ đồng, gấp 3,1 lần năm 1997, bình quân hàng năm giá trị sản lượng nông nghiệp tăng 3,7%. Trong đó, ngành trồng

trọt đạt 1 560,7 tỷ đồng (năm 2013), tăng gấp 2,1 lần năm 1997, bình quân mỗi năm tăng 3,7%; ngành chăn nuôi đạt 668,9 tỷ đồng, gấp 2,9 lần so với năm 1997, bình quân mỗi năm tăng 5,2%. Giá trị sản lượng ngành thủy sản năm 2013 đạt 3987,9 tỷ đồng, tăng gấp 20,8 lần năm 1997 [14, tr 30; 26, tr 12].

- Đối với ngành thương mại - dịch vụ

+ Thương mại

Công nghiệp phát triển đã cung cấp một nguồn hàng lớn và phong phú về chủng loại cho cả thị trường trong và ngoài nước sẽ tác động đến ngành thương mại phát triển.

Về nội thương: Ngành công nghiệp phát triển với sản phẩm đa dạng, đã cung cấp nguồn hàng hóa lớn cho thị trường nên đã góp phần thúc đẩy quá trình quy hoạch và phát triển nội thương. Đặc biệt, đã xây dựng mạng lưới chợ rộng khắp toàn tỉnh do ngành công nghiệp phát triển, số lượng công nhân tập trung đông ở một số khu vực nên xuất hiện các chợ, trung tâm thương mại nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Trên địa bàn toàn tỉnh, ở từng huyện, thị xã đã có những trung tâm thương mại lớn. Ở những trung tâm này là nơi diễn ra việc cung ứng hàng hóa cho các vùng lân cận, nơi trung chuyển, trao đổi hàng hóa cho mạng lưới kinh doanh ở các vùng nông thôn, cho các cơ sở sản xuất và người tiêu dùng được thuận lợi. Năm 1997 hệ thống chợ toàn tỉnh có 29 chợ chủ yếu là chợ tạm, đến năm 2013 số chợ được quy hoạch trên phạm vi toàn tỉnh đã tăng lên 91 chợ trên tổng số 116 xã, phường, thị trấn, trung bình 1,24 xã phường, thị trấn có 1 chợ, hay tỷ lệ xã, phường, thị trấn có chợ là 80,1%. Theo địa bàn huyện, thành phố, tỷ lệ huyện có chợ thấp nhất là huyện Bình Lục có 12 chợ (chiếm 13,19%), huyện Duy Tiên có 13 chợ (chiếm 14,29%) và huyện Kim Bảng có 18 chợ chiếm (19,78%), tỷ lệ huyện có chợ cao nhất là huyện Lý Nhân có 21 chợ (chiếm 23,08%), huyện Thanh Liêm có 20 chợ (chiếm 21,98%). Hệ thống chợ được phân bố và phát triển đều khắp cả thành thị và nông thôn [62, tr 72-73 ].

tỉnh, đặc biệt là nhân dân khu vực thành phố Phủ Lý nên trên toàn tỉnh có 4 trung tâm thương mại và một số siêu thị. Các trung tâm thương mại gồm Minh Khôi Plaza, trung tâm thương mại tổng hợp thị trấn Đồng Văn huyện Duy Tiên, trung tâm thương mại Phủ Lý, trung tâm thương mại Hải Đăng và siêu thị nội thất Tùng Dương. Các trung tâm thương mại được xây dựng và đi vào hoạt động, với quy mô lớn và diện tích rộng, xây dựng hiện đại như trung tâm thương mại Phủ Lý thuộc công ty cổ phần thương mại Hà Nam với quy mô 5.160 m2 gồm các khu bán hàng, hàng ăn, khu vui chơi giải trí, hội trường phục vụ các cuộc hop….Với tổng mức đầu tư trên 6 tỷ đồng do các cổ đông đóng góp xây dựng, hiện nay đã đi vào hoạt động với hiệu quả đem lại cao. Trung tâm thương mại, siêu thị Minh Khôi Plaza được xây dựng tại đường Trần Hưng Đạo với diện tích 12000 m2, tổng vốn trên 25 tỷ đồng, xây dựng năm 2006 và đi vào hoạt động năm 2008. Với những sản phẩm chủ yếu như hàng điện tử điện lạnh, mỹ phẩm, đồ mỹ nghệ…..được công ty trang bị rất hiện đại nó phù hợp với tiêu chuẩn của siêu thị đời mới. Nhìn chung, mạng lưới kinh doanh thương mại có mặt ở hầu hết các địa bàn dân cư trong tỉnh, lấy địa bàn dân cư làm thị trường kinh doanh phục vụ, nhất là lực lượng kinh doanh cá thể. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại, không chỉ tập trung ở những vùng có trình độ phát triển, hạ tầng cơ sở, đặc biệt xung quanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nơi đông công nhân các cơ cở kinh doanh thương mại cá thể phát triển mạnh mẽ nhằm tăng cường lượng hàng hóa phục vụ, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng dân cư. Chính nhờ mạng lưới này, nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng của ngành công nghiệp được đưa đến người tiêu dùng ngày càng tăng lên.

Về ngoại thương: Trong gần 20 năm qua, nền kinh tế của Hà Nam nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng có bước phát triển đáng kể vì vậy đã không chỉ cung cấp nguồn hàng phong phú phục vụ cho thị trường nội địa. Ngành công nghiệp còn tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, tham gia vào

thị trường xuất khẩu như quần áo may sẵn, thiết bị điện tử…..Do có nguồn hàng hóa xuất khẩu ngày càng đa dạng, đã làm cho quan hệ buôn bán trong tỉnh với những nước lớn ngày càng tốt đẹp như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…..

Xuất khẩu công nghiệp: Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Hà Nam bao gồm các sản phẩm công nghiệp làng nghề, được thị trường thế giới ưa chuộng và trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trong như các sản phẩm sản phẩm đồ gỗ, hàng thêu, dệt lụa tơ tằm.. Trong giai đoạn 1997 - 2013 có thêm sản phẩm mới như quần áo may sẵn, giày vải, xi măng, thịt đông lạnh,... tham gia vào thị trường xuất khẩu. Chính những sản phẩm này, đã góp thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu với giá trị lớn. Đây là một đóng góp của ngành công nghiệp đối với hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Trong thời gian qua, nhờ có chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, làm cho tổng giá trị hàng hóa của tỉnh tăng lên nhanh chóng. Năm 1997, tổng giá trị xuất khẩu cả tỉnh đạt 1,476 nghìn USD, trong đó giá trị xuất khẩu công nghiệp đạt 1,109 nghìn USD (chiếm 75,3% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh). Trong giai đoạn 2006-2010 giá trị xuất khẩu đã tăng thêm 33,2% tức là từ 39,8 triệu USD năm 2005 lên 166,94 triệu USD năm 2010. Đến năm 2013 tăng thêm 11,3 triệu USD, giá trị xuất khẩu bình quân đầu người của tỉnh mới đạt khoảng 21 USD/người. Về hình thức xuất khẩu, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là bằng hình thức trực tiếp, hoặc xuất khẩu ủy thác và thu mua - bán lại cho doanh nghiệp xuất khẩu ngoài tỉnh. Trong giai đoạn 2006-2013 cùng với sự tăng nhanh về giá trị xuất khẩu, hình thức xuất khẩu trực tiếp của tỉnh cũng không ngừng được tăng lên. Nếu như năm 2007, giá trị xuất khẩu trực tiếp của Hà Nam chỉ chiếm 70% thì đến năm 2013 đã tăng lên 74,9%, trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Ngược lại, tỷ lệ xuất khẩu ủy thác đã giảm dần qua các năm, hình thức mua đứt bán đoạn cũng giảm [26, tr 187; 62, tr 66 - 67].

của Hà Nam, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm trên 90% trong khi thành phần kinh tế Nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và chỉ tham gia vào hoạt động mua, bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài tỉnh.

Về nhập khẩu: Do nhu cầu cung cấp nguyên nhiên vật liệu máy móc cho phát triển công nghiệp nên giá trị nhập khẩu phục vụ công nghiệp cũng không ngừng tăng. Năm 1997, giá trị nhập khẩu đạt 4,876 triệu USD; năm 2005 giá trị nhập khẩu đạt 23,6 triệu USD, đến năm 2013 giá trị nhập khẩu đạt 169,4 triệu USD (tăng gấp 7,18 lần), giai đoạn 2006-2013 tốc độ nhập khẩu tăng 48,3%/ năm [26, tr 213; 62, tr 69]. Trong tổng giá trị nhập khẩu của Hà Nam, thì 100% là nhập khẩu trực tiếp của các địa phương và chủ yếu do các công ty TNHH và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu các nguyên, nhiên liệu phục vụ may mặc, thêu, sản xuất thép và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng.

+ Dịch vụ

Công nghiệp phát triển còn có tác dụng thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển. Khi có nhiều KCN, CCN thành sẽ thu hút một số lượng công nhân sống và lao động tập trung ở đó cao.Vì vậy, đã tạo điều kiện cho những dịch vụ thông thường như cho thuê nhà trọ, ăn uống, buôn bán các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống sinh hoạt, các cửa hàng cắt tóc, gội đầu, các khu vui chơi giải trí có điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, loại hình dịch vụ cao cấp cũng phát triển nhanh chóng như ngân hàng, bưu chính viễn thông….

Dịch vụ ngân hàng: Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển mạnh khi công nghiệp phát triển, nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Bên cạnh đó, nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, chuyển tiền, đổi tiền, trả tiền lương cho công nhân qua dịch vụ ATM... ngày càng lớn. Trong gần 20 năm qua, dịch vụ ngân hàng khá phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Hầu hết các ngân hàng lớn ở Việt Nam đều có trên địa bàn tỉnh như

Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Techcom bank.

Dịch vụ bưu chính viễn thông: Công nghiệp phát triển nhu cầu trao đổi

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w