Vấn đề khai thác tài nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 97 - 98)

- Ngành công nghiệp dệt may da giày: có bước phát triển và đạt được những kết quả ban đầu GTSXCN của ngành giai đoạn 1997 2005 tăng từ

3.2.1. Vấn đề khai thác tài nguyên

Hà Nam nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, có nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng phong phú, với chất lượng tốt. Hà Nam có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt thuận lợi, do đó hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng được dễ dàng, đã góp phần phát triển kinh tế xã - hội. Tuy vậy, ngay từ khi bắt tay vào khai thác nguồn tài nguyên này, UBND tỉnh Hà Nam chưa có biện pháp tính toán đến những tác động sau này mà chỉ tiến hành khai thác một cách ồ ạt, không có chiến lược khai thác, gắn với phát triển bền vững. Đặc biệt, tại những khu vực sau khi khai thác khoáng sản, chưa có biện pháp sử lý như san lấp mặt bằng để sử dụng mà trở thành những vùng đất trũng, lồi lõm… gây mất thẩm mỹ và mất an toàn cho người dân. Trong đó, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép nhỏ lẻ ở huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm, khai thác cát trái phép trên sông Hồng... chưa được ngăn chặn triệt để, ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan,

gây thất thu ngân sách. Trong việc phối hợp giữa các ngành và chính quyền cấp huyện, trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản chưa chặt chẽ. Chính vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Hà Nam tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm về quản lý tài nguyên, khoáng sản, trong đó, chú trọng đến việc tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 97 - 98)