Góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 90)

- Ngành công nghiệp dệt may da giày: có bước phát triển và đạt được những kết quả ban đầu GTSXCN của ngành giai đoạn 1997 2005 tăng từ

3.1.4.Góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, nhất là sự phát triển công nghiệp các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, các phường mới được hình thành trên đất nông nghiệp như khu công nghiệp Hòa Mạc (huyện Duy Tiên), Khu công nghiệp Kim Bảng (huyện Kim Bảng), khu công nghiệp Liêm Phong (huyện Thanh Liêm)...Vì vậy, đã làm cho những vùng nông thôn thành các trung tâm công nghiệp, khu đô thị. Trong các đô thị, nhiều khu dân cư, đường phố, công sở, trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà văn hoá đã được xây dựng mới và chỉnh trang. Với tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá của tỉnh ngày càng tăng cùng với sự phát triển chung của cả nước đáng lưu ý là sự phát triển đô thị ở Hà Nam đã, đang và sẽ diễn ra mạnh ở các khu vực đông dân cư, đặc biệt là các xã dọc đường quốc lộ, tỉnh lộ và ở các làng nghề truyền thống. Do vậy, việc quy hoạch, tổ chức không gian để phát triển các khu đô thị mới cần phải được xem xét kỹ lưỡng bảo đảm sự hài hoà giữa phát

triển công nông nghiệp, phát triển đô thị và bảo vệ cảnh quan môi trường. Sự hình thành các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, làng nghề là một động lực quan trọng làm gia tăng tốc độ đô thị hoá trong tỉnh. Hà Nam đã triển khai quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tập trung như khu công nghiệp Đồng Văn, khu công nghiệp Châu Sơn, khu công nghiệp vật liệu xây dựng (Cụm Bút Sơn - Kim Bảng, Kiện Khê), cụm công nghiệp thị xã Phủ Lý và vùng phụ cận, các cụm công nghiệp dọc đường quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38 VI, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã.

Cùng với sự phát triển của kinh tế công nghiệp, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu đi đến các vùng lân cận ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu đó thì hệ thống đường bộ, đường thủy, đường sông cũng được tỉnh chú ý đầu tư xây dựng. Cụ thể như sau:

Về giao thông đường bộ: đây là loại hình giao thông phổ biến và quan trọng nhất của tỉnh Hà Nam và đã được phát triển tương đối toàn diện. Cụ thể

Bảng 3.4: Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Hà Nam năm 2013

STT Loại đường dài (km)Chiều Tỷ lệ (%) Hiện trạng

I Mạng đường 4915

1 Đường quốc lộ 120 2,4 2-4 làn xe

2 Đường tỉnh (tính cả nội thị) 312 6,3 Cấp V- cấp IV

3 Giao thông nông thôn 4519

3.1 Đường huyện 192 3,9

3.2 Đường xã và liên xã 666 13,5

3.3 Đường thôn xóm, đường ra đồng 3.661 73,9

II Mặt đường

1 Bê tông nhựa 83,22 1,7

2 Đừơng nhựa 1.683 34

3 Đá dăm, lát gạch, vôi 302,3 6,1

4 Đất 1.279,02 25,8

Nguồn: [26, tr 215; 61, tr 14]

Qua bảng số liệu trên ta thấy, hệ thống giao thông đường bộ của Hà Nam có đầy đủ các loại hình như đường quốc lộ, đường giao thông nông thôn, đường huyện, đường xã. Đường quốc lộ 1A chạy dọc qua tỉnh theo hướng Bắc - Nam, ngoài ra từ trung tâm tỉnh có thể đi theo đường quốc lộ 21B, 21A, 38 đi đến các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Nam Định, Hưng Yên….Hệ thống đường chủ yếu được đổ bê tông, rải nhựa, rải đá dăm, lát gạch…Hà Nam có mạng lưới giao thông với tổng chiều dài 14.326 km, mật độ đường đạt 0,62 km/km2 , gấp 3 lần so với bình quân của cả nước. Sở dĩ giao thông Hà Nam phát triển như vậy là do cùng với sự phát triển kinh tế của Hà Nam thì kinh tế cả nước cũng có tốc độ tăng trưởng cao. Hà Nam lại là tỉnh nằm ở “cửa ngõ thủ đô”, muốn đi từ Hà Nội đến các tỉnh phía Nam phải đi qua Hà Nam. Vì vậy, Đảng và nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, cải tạo và xây dựng hệ thống đường xá để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế.

gia, qua 3 trạm 110 Kv và một số trạm 110 Kv của Hà Nội, Nam Định với mối liên hệ hai chiều, cùng tham gia cung cấp điện trong tỉnh để phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Đường dây tải điện trên toàn tỉnh dài khoảng 1.037,8 km. Hà Nam cũng là một tỉnh thực hiện việc liên kết lưới điện trong hệ thống quốc gia. Lưới điện cao thế 110 Kv của tỉnh nằm trong hệ thống 110 Kv miền Bắc, trạm chuyên dùng Bút Sơn lấy điện từ 2 lộ 110 Kv. Với mức độ tiêu thụ điện năng ngày càng cao, cả trong sản xuất và sinh hoạt đòi hỏi ngành điện có nhiều chính sách nhằm cung cấp nguồn điện đáp ứng nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 90)