Cụm CN-TTCN Bắc Lý Bắc Lý, Lý Nhân 244

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 42 - 47)

IV Huyện Thanh Liêm

20 Cụm CN-TTCN Bắc Lý Bắc Lý, Lý Nhân 244

V Huyện Lý Nhân 57 97.9 7.9

17 Cụm CN-TTCN Hoà Hậu Hoà Hậu, Lý Nhân 9 7.9 7.9

18 Cụm CN-TTCN Đồng Lý Đồng Lý, Lý Nhân 24 24

19 Cụm CN-TTCN Nhân Mỹ Nhân Mỹ, Lý Nhân 20 20

20 Cụm CN-TTCN Bắc Lý Bắc Lý, Lý Nhân 2 4421 21 Cụm TTCN làng nghề Nguyên Lý Nguyên Lý , Lý Nhân 2 2 VI Huyện Bình Lục 101.8 101.8 79.8 22 Cụm CN-TTCN Tiêu Động Tiêu Động, Bình Lục 10 10 23 Cụm CN-TTCN Bình Lục Trung Lương, Bình Lục 32 32 32 24 Cụm CN-TTCN Bình Nghĩa Bình Nghĩa, Bình Lục 12 12 25 Cụm CN-TTCN An Mỹ An Mỹ và Đồn Xá, Bình Lục 47.8 47.8 47.8 Tổng cộng 484.6 513.51 Nguồn: [26, tr 145; 62, tr 90]

Trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành 25 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 484,6 ha. Trong đó, 17 cụm công nghiệp có quy mô cấp huyện, 08 cụm công nghiệp có quy mô cấp xã. Đến năm 2013, có 14 cụm công nghiệp thu hút được doanh nghiệp đến đăng ký đầu tư, đã tiến hành san lấp được 111,78 ha, diện tích đã cho thuê là 101,39 ha, diện tích đất sản xuất là 97,05 ha. Và có 09 cụm công nghiệp thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư và đi vào hoạt động, 05 cụm công nghiệp mới tiến hành giao đất cho doanh nghiệp và có doanh nghiệp mới đến đầu tư.

Tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp là 77.563 triệu đồng, đã giải ngân được 32.942 triệu đồng và chiếm 42.5% tổng số ngân sách. Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng chủ yếu được triển khai thực hiện từ

nguồn ngân sách tỉnh (mới có 02/22 cụm công nghiệp cụm công nghiệp Kiện Khê của huyện Thanh Liêm và cụm công nghiệp Trung Lương của huyện Bình Lục thu hút được đơn vị kinh doanh hạ tầng). Một số cụm công nghiệp khác việc kinh doanh hạ tầng do UBND huyện làm chủ đầu tư. Đến năm 2013, các các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 111 dự án đăng kí đầu tư, trong đó 89 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đăng kí là 1.208,04 tỷ đồng, vốn thực hiện theo dự án đạt 598,08 triệu đồng. Trong các cụm công nghiệp đã thu hút 5 000 lao động trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Vì vậy đã góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động ở Hà Nam, tạo công việc ổn định và mức thu nhập tương đối cao. Vì vậy, đã làm cho tình hình xã hội được ổn định, các tệ nạn xã hội giảm xuống nhanh chóng. Trong thời gian tới, đòi hỏi ban lãnh đạo của Hà Nam khai thác thế mạnh trong công nghiệp của tỉnh, xây dựng và hoàn thiện các KCN và các cụm công nghiệp, tạo nhiều ngành nghề phù hợp với từng đối tượng lao động trong tỉnh.

Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển chậm. Đầu tư cơ sở hạ tầng ở một số khu công nghiệp tiến hành còn chậm và chưa được đồng bộ, một số cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp như hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước. Vấn đề xử lý môi trường trong các khu công nghiệp chưa tiến hành đồng bộ với việc xây dựng các công trình sản xuất công nghiệp. Công tác giải phóng mặt bằng khu công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của chủ đầu tư. Mối liên kết, tác động qua lại giữa khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh còn hạn chế, chưa thực sự hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển.

Như vậy, việc hình thành các khu và cụm công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các cơ sở

công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng và giá trị xuất khẩu cao, góp phần tăng trưởng kinh tế. Trong gần 20 năm qua, tỉnh Hà Nam ngoài những tiềm năng và lợi thế về địa lý, tỉnh đã có những chủ trương, chính sách hấp dẫn trong việc mời gọi đầu tư như các doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, thuê đất với giá ưu đãi, được miễm giảm thuế theo quy định, cùng với thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng thuận tiện. Những chủ trương, chính sách đó đã tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đến với Hà Nam.

2.2. Cơ cấu công nghiệp

2.2.1. Cơ cấu theo ngành

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Hà Nam về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, điều kiện xã hội nên Hà Nam đã xây dựng cho mình một cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, với 3 nhóm ngành chủ yếu là công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp phân phối điện, nước. Từ năm 1997 – 2013, trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Cụ thể sự chuyển biến này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành công nghiệp Hà Nam giai đoạn (1997 - 2013)

Đơn vị tính: %

Số

TT Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2009 2010 2013

1 Công nghiệp khai thác 4.4 4.6 11.2 6.0 5.6 4.8

2 Công nghiệp chế biến 94.0 93.9 87.4 93.0 93.5 94.1

2.1 Chế biến nông - lâm

sản - thực phẩm 11.5 12.1 14.3 34.2 35.2 36.8

2.2 Chế tạo máy và gia

công kim loại 1.9 2.1 4.2 6.3 5.6 4.9

sản phẩm từ hóa chất

2.4 Dệt may - da giày 7.9 8.6 28.6 24.2 23.8 22.7

2.5 Sản xuất VLXD, SP phi

kim loại 73.7 76.1 50.6 31.1 31.8 23.1

2.6 Công nghiệp khác 4.3 5.8 1.5 9.1 1.4 5.7

3 Công nghiệp phân

phối điện, nước 1.6 1.5 1.4 1.3 4.0 0.9

3.1 Phân phối điện 57.8 64.5 69.5 86.4 83.2 81.8

3.2 Phân phối nước 42.2 35.5 30.5 13.4 16.8 18.2

Tổng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: [26, tr 56; 62, tr 196]

Qua bảng số liệu trên ta thấy, từ khi tách tỉnh đển nay cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh Hà Nam đa dạng. Trong mỗi nhóm ngành lại sản xuất ra nhiều mặt hàng, sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu cao của người dân và phục vụ cho xuất khẩu. Mỗi nhóm ngành công nghiệp trong thời gian qua cũng có sự chuyển biến nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất và ưu thế vẫn thuộc về ngành công nghiệp chế biến (luôn chiếm trên 80% cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp). Ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp phân phối điện, nước chỉ chiếm tỷ trọng thấp (dưới 10 % cơ cấu ngành công nghiệp), nhưng đó là yếu tố quan trọng, giúp ngành công nghiệp chế biến có điều kiện phát triển thuận lợi. Cơ cấu của các ngành công nghiệp có chuyển biến quan trọng cụ thể như sau:

- Ngành công nghiệp khai thác: cùng với ngành phân phối điện nước thì ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng thấp. Ngành công nghiệp khai thác chủ yếu là khai thác đá và các mỏ khác. Trong gần 20 năm từ (1997 - 2013) tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác tăng giảm không ổn định, trong giai đoạn từ 1997 – 2005, tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác có xu hướng tăng từ 4,4% năm 1997 lên 11,2% năm 2005 và tăng 6,8 % . Nguyên nhân là do khi mới tái lập tỉnh do nguồn nguyên liệu có nhiều, tập trung ở Huyện Kim Bảng và Thanh Liêm với mỏ đá vôi có trữ lượng lớn,

nên không cần đầu tư nhiều mà tỷ trọng của ngành này vẫn tăng cao. Vì vậy giá trị sản xuất của ngành khai thác tăng nhanh, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp khác như công nghiệp hóa chất, phân bón, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng….Từ năm 2005 đến 2013 thì cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này có xu hướng giảm và giảm từ 11,2% (năm 2005) xuống cón 4,8% (năm 2013) và giảm 6,4%, trung bình mỗi năm giảm 2,1%. Như vậy ta có thể thấy, tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác giảm so với toàn ngành nhưng giá trị sản xuất lại không hề giảm. Hiện nay, ngành công nghiệp khai thác vẫn được coi là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, đem lại nguồn thu lớn cho nhân dân và cho Nhà nước.

- Ngành công nghiệp chế biến: đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệp của Hà Nam và có sự chuyển biến liên tục qua các năm. Từ năm 1997 – 2005 cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này có xu hướng giảm nhẹ từ 94,0% xuống còn 87,4% (giảm 6,6%) trung bình mỗi năm giảm 0,83%. Nhưng từ năm 2010 đến 2013 thì cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chế biến lại tăng trở lại và luôn chiếm trên 90% so với cơ cấu các ngành công nghiệp. Sở dĩ ngành công nghiệp chế biến của Hà Nam luôn chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác là do: Hà Nam vốn là vùng có nền nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu mà chỉ trồng được 2 vụ lúa/ năm, nên thời gian rảnh rỗi nhiều. Cơ cấu lao động trẻ (trên 50 % lao động trong độ tuổi lao động) vì vậy thời gian rảnh rỗi người dân tham gia vào ngành thủ công nghiệp như đan, dệt, thêu, may…Ngành công nghiệp chế biến của Hà Nam nói riêng và của Việt Nam nói chung lại cần nhiều lao động, đòi hỏi trình độ tay nghề của lao đông không cao lắm. Trong những năm gần đây, lao động làm trong ngành công nghiệp chế biến đã đáp ứng cho họ mức thu nhập hàng tháng ổn định nên đã được nhiều lao động tham gia, góp phần thúc đẩy ngành này phát triển mạnh.

Ngành công nghiệp chế biến gồm nhiều ngành khác nhau như công nghiệp chế biến nông – lâm - thực phẩm, chế tạo máy và gia công kim loại, sản xuất VLXD, SP phi kim loại….mỗi ngành đã tạo ra những sản phẩm khác nhau, phục vụ cho nhu cầu của người dân. Trong mỗi ngành lại có sự tăng giảm không đồng đều, cụ thể như sau:

Trong ngành công nghiệp chế biến thì chiếm ưu thế nhất vẫn là ngành sản xuất VLXD, SP phi kim loại với các sản phẩm như sản xuất gạch, sản xuất tấm lợp prôximăng, sản xuất đá vôi, sản xuất đá xây dựng…luôn chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm nhanh. Năm 1997 ngành này chiếm trên 70% tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến thì đến năm 2013 lại giảm xuống còn 23.1%, giảm 50,6%. Ngành có vai trò quan trọng thứ hai là ngành dệt may - da giày, ngành này trong thời gian gần đây có xu hướng tăng nhanh về tỷ trọng so với các ngành công nghiệp khác. Từ năm 1997 đến 2013 tăng từ 7,9% lên 22,7% giá trị sản xuất công nghiệp. Đây là ngành cần số lượng lao động nhiều, chủ yếu là lao động từ 18 đến 35 tuổi, cơ cấu lao động của Hà Nam là tương đối trẻ nên có thể đáp ứng nhu cầu cần tuyển dụng lao động của các nhà máy, xí nghiệp dệt may – da giày trong thời gian gần đây. Các sản phẩm may mặc - giày da chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu nên đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, còn một số ngành khác như ngành chế biến nông – lâm - thực phẩm, chế tạo máy và gia công kim loại…. cũng có xu hướng thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 42 - 47)