Từ năm 1986 đến năm

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 26 - 30)

Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) là đại hội mở đầu đường lối đổi mới đất nước và đường lối này được các đại hội VII, VIII, IX tiếp tục phát triển bổ sung và hoàn thiện. Trong đường lối đổi mới toàn diện Đảng đã xác định lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, xóa bỏ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực

hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. Đảng ta còn chủ trương “xây dựng kinh tế Trung ương, đồng thời phát triển kinh tế địa phương, kết hợp cân đối giữa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp” [31, tr 167].

Bước vào thời kì đổi mới, công nghiệp Hà Nam đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Trong giai đoạn 1990- 1996 tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước vẫn giữ được chiều hướng tăng, năm 1990 chiếm 22,9% đến năm 1996 chiếm 26,2%. Tỷ trọng công nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng giảm, năm 1990 chiếm 77,0% đến năm 1996 chiếm 73,7% (chủ yếu do sự giảm sút của khu vực kinh tế tập thể). Tỷ trọng công nghiệp khai mỏ giảm, chủ yếu là khai thác đá (năm 1990 chiếm 18,1% đến năm 1996 giảm còn 9,9%). Tuy nhiên, tỷ trọng công nghiệp chế biến có xu hướng tăng từ 81,2% năm 1990 lên 84,6% năm 1996, trong đó các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, công nghiệp dệt, chế biến, sản xuất các sản phẩm từ gỗ…có xu hướng tăng. Nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu trên, công nghiệp Hà Nam đã có nhịp độ tăng trưởng tương đối khá, bình quân thời kì 1986- 1996 giá trị sản xuất công nghiệp tăng

khoảng 14,5%/năm. Năm 1997 so với năm 1996 tăng 9,02%[59, tr 577].

Công nghiệp ngoài quốc doanh có mức tăng trưởng cao nhất tới 13,1%/năm. Trong thành phần kinh tế Nhà nước, công nghiệp quốc doanh trung ương có tỷ trọng giảm, năm 1990 chiếm 57,3% đến năm 1996 giảm xuống còn 28,7%, công nghiệp quốc doanh địa phương có tỷ trọng tăng từ 42,7% năm 1990 lên 71,3% năm 1996. Do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kì 1990-1996 của khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể đạt 24,2%. Về cơ cấu công nghiệp theo các huyện, thị xã thì huyện Lý Nhân, Kim Bảng và Duy Tiên là ba huyện có tỷ trọng công nghiệp cao nhất lên tới 77,6% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Lý Nhân cũng là huyện có nhịp độ tăng trưởng công nghiệp cao nhất với

bình quân 20%/năm thời kì 1991-1995 [59, tr 577- 578]. Sở dĩ có được kết

quả như vậy là do: Lý Nhân là một huyện nằm phía Đông của Hà Nam, nằm

trên hữu ngạn sông Hồng, phía Bắc giáp với thành phố Hưng Yên, phía Đông

giáp với sông Hồng là ranh giới tự nhiên, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Duy Tiên, phía Tây Nam và Nam tiếp giáp với huyện Bình Lục và phía Nam giáp với huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định), cũng với sông Châu Giang làm đường phân ranh giới tự nhiên. Với vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh như vậy đã đem đến cho Lý Nhân nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công nghiệp Hà Nam trong thời kỳ này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Công nghiệp quốc doanh có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, phần lớn thiết bị máy móc của các doanh nghiệp thuộc thế hệ trước năm 1960. Nhiều cơ sở sản xuất bằng phương pháp thủ công, năng suất thấp, chất lượng, hiệu quả kém. Một số xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, khi chuyển sang cơ chế thị trường, tự hạch toán kinh doanh còn gặp nhiều lúng túng, sản xuất kinh doanh thua lỗ triền miên và không tìm được hướng đi phù hợp cho mình. Công nghiệp Hà Nam thời kỳ này phát triển chưa tưng xứng với vị trí, tiềm năng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội .

* Tiểu kết chương 1

Như vậy, với những thuận lợi nhất định về điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội, cùng với những chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước đã tạo tiền đề để các ngành công nghiệp ở Hà Nam phát triển, góp phần thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh.

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, vùng đất có bề dày lịch sử đã có những đóng góp xứng đáng đối với quá trình phát triển của đất nước. Trước năm 1986 kinh tế công nghiệp của Hà Nam vẫn còn còn ở trình độ thấp. Cơ cấu ngành đơn giản, sức sản xuất còn thấp, các sản phẩm công nghiệp chưa đa dạng phong phú. Nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, từ sau khi tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế Hà Nam nói chung, kinh tế công nghiệp nói riêng đã có sự chuyển biến rõ rệt. Các làng nghề truyền thống được khôi phục, phát triển, đã sản xuất ra một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động. Vì vậy, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, tình hình xã hội được ổn định. Tuy còn tồn tại nhiều hạn chế nhưng quá trình phát triển của công nghiệp Hà Nam giai đoạn trước năm 1997 cũng đạt những kết quả nhất định. Đây là cơ sở, nền tảng để ngành công nghiệp Hà Nam phát triển trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 – 2013 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w