nuôi: năm 1997, trên địa bàn tỉnh có 7 234 cơ sở thì đến năm 2005 có 9 332 cơ sở sản xuất với giá trị SXCN đạt 139,2 tỷ đồng. Năm 2013, số cơ sở sản xuất tăng lên 13.374 cơ sở và giá trị SXCN tăng 2,56 lần (năm 2005 GTSXCN ngành này đạt 356,4 tỷ đồng). Bình quân thời kì 2001-2013 tốc độ tăng trưởng đạt 22,3%/ năm [14, tr 24; 26, tr 246].
Các sản phẩm của ngành sản xuất ra đã có mặt trên thị trường, cạnh tranh với các sản phẩm khác như bia, sữa, thức ăn chăn nuôi,…tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ sở là các hộ cá thể, HTX doanh nghiệp tư nhân, sản xuất theo phương pháp thủ công nên sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm khác.
- Ngành công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại: Các cơ sở của ngành này được đánh giá là có trình độ trung bình và được trang bị chủ yếu ở các khâu tiện, phay bào, còn các khâu như tạo phôi, nhiệt luyện…được đầu tư. Các sản phẩm cơ khí chủ yếu là nông cụ cầm tay, sen hoa cửa sắt …giá trị kinh tế mang lại cao. GTSXCN năm 2001 đạt 25,41 tỷ đồng sau 5 năm GTSXCN đã tăng lên gấp 3,94 lần (năm 2005 là 100 tỷ đồng). Bình quân thời kì 2001- 2005 đạt tốc độ tăng trưởng 35,3%/ năm. Năm 2006-2013 ngành này tiếp tục phát triển và duy trì được mức tăng trưởng khá. Đến năm 2013 GTSXCN ngành này đạt 424,99 tỷ đồng chiếm 5,23% tổng GTSXCN của toàn ngành, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân thời kì 2006 -2013 đạt mức
33,6%/ năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân cả thời kì 2001-2013 là 34,4%/ năm [14, tr 25; 26, tr 247]. Trong thời gian qua, mặc dù tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhưng về mặt giá trị tuyệt đối đạt thấp và tỷ trọng toàn ngành chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, sản phẩm có giá trị mang lại kinh tế ít, các cơ sở sản xuất chủ yếu vẫn là hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân.
- Ngành công nghiệp hóa chất và sản phẩm từ hóa chất: chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất bột nhẹ, sản xuất sơn, thuốc dược phẩm và phân NPK, với quy mô sản xuất ở mức vừa. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành này năm 2001 chỉ đạt 10,1 tỷ đồng, năm GTSXCN tăng lên gấp 2,05 lần (năm 2010 đạt 20,73 tỷ đồng). Bình quân thời kì 2001 -2005 tốc độ tăng trưởng đạt 18,2%/ năm
Năm 2013, GTSXCN đạt 168,29 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 1,97% tổng GTSXCN toàn ngành, qua đó đưa tốc độ tăng trưởng bình quân thời kì 2006- 2013 đạt mức 50%/ năm. Mặc dù, số cơ sở sản xuất giảm nhưng GTSXCN hàng năm đạt được vẫn tăng, do các doanh nghiệp này đã phát huy được công suất thiết kế. Ngành công nghiệp hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất tiếp tục phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Tuy nhiên, sản phẩm chưa phong phú, chất lượng chưa được như mong muốn nên gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường, quy mô phát triển chưa lớn.