Một số vấn đề đặt ra từ kết quả nghiên cứu của dự án

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung (Trang 56 - 58)

- Tổng số lao động Ng−ời 678.490 688.750 699

5. Một số vấn đề đặt ra từ kết quả nghiên cứu của dự án

5.1. Về mục tiêu và các cặp mục tiêu phát triển bền vững ở vùng dân tộc và miền núi miền Trung và miền núi miền Trung

- Về mục tiêu của “3 trụ cột” phát triển bền vững

+Về mục tiêu kinh tế: Tăng tr−ởng tuy cao so với bình quân chung cả n−ớc nh−ng giá trị tuyệt đối nhỏ; hiệu quả thấp và ch−a đảm bảo đ−ợc sự ổn định, bền vững, nhất là khi bị thiên tai tàn phá gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất, mùa màng...

+ Về mục tiêu xã hội: Vấn đề văn hoá và truyền thống của các dân tộc đang bị mai một do du nhập văn hoá ngoại lai và tác động của nền kinh tế thị tr−ờng; xoá đói, giảm nghèo ch−a bền vững, khả năng tái nghèo rất cao thậm chí trở lại tình trạng đói nhất là mỗi khi gặp thiên tai, sự biến động giá cả thị tr−ờng; tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp, lao động kỹ thuật rất thiếu, tỉ lệ thất nghiệp cao, thiếu việc làm trong khu vực nông thôn.

+ Về mục tiêu môi tr−ờng: Bảo vệ thiên nhiên ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức của xã hội và ng−ời dân; sự đa dạng sinh học bị suy giảm, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp; trách nhiêm của các tổ chức, cá nhân đối với việc huỷ hoại môi tr−ờng không bị pháp luật xử lý hoặc không xử lý nghiêm minh; quản lý nhà n−ớc về môi tr−ờng bị buông lỏng, tình trạng phá rừng không đ−ợc ngăn chặn, nạn cháy rừng ch−a đ−ợc hạn chế

+ Xây dựng thể chế còn nhiều bất cập: Khung khổ thể chế, qui chế và các h−ớng dẫn cụ thể đảm bảo lồng ghép các yếu tố bền vững của các tỉnh ch−a rõ nét. Việc thể hiện quan điểm phát triển bền vững của các tỉnh vào trong các chính sách, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội còn ch−a rõ, nhiều quyết định còn thiên về lợi ích kinh tế đơn thuần,vấn đề công bằng xã hội ch−a đ−ợc nhấn mạnh, còn yếu tố môi tr−ờng thì ch−a đ−ợc chú trọng đúng mức.

- Về các cặp mục tiêu

+ Về mục tiêu giữa cặp mục tiêu kinh tế – xã hội: Chênh lệch về thu nhập thể hiện qua 5 nhóm thu nhập, giữa các dân tộc và giữa các vùng còn quá lớn;

Xoá đói nghèo ch−a bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, nạn đói có thể xảy ra, đặc biệt khi thiên tai xảy ra ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

+ Về mục tiêu giữa cặp mục tiêu kinh tế – môi tr−ờng: Đánh giá tác động của môi tr−ờng ch−a đ−ợc các cơ quan chức năng của Nhà n−ớc, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc; tiền tệ hoá các hoạt động môi tr−ờng ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức trong quá trình khai thác tài nguyên vì lợi ích kinh tế, đô thị hoá, công nghiệp hoá.

+ Về mục tiêu giữa cặp mục tiêu xã hội – môi tr−ờng: Sự công bằng giữa các thế hệ ch−a đ−ợc chú ý trong quá trình khai thác tài nguyên, bảo vệ thiên nhiên; sự tham gia của ng−ời dân vào quá trình phát triển xã hội và bảo vệ môi tr−ờng vì sự phát triển bền vững còn rất hạn chế do nhận thức ch−a đầy đủ...

5.2. Phân tầng x hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung

Phân hoá vê thu nhập là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị tr−ờng và hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập và đời sống của đồng bào các dân tộc có đ−ợc cải thiện, song khoảng cách về mọi mặt giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung với các vùng phát triển khác của đất n−ớc còn rất lớn. Vấn đề này nếu không đ−ợc giải quyết một cách có hiệu quả rất có thể sẽ xảy ra bất ổn về chính trị và xã hội, việc giải quyết sẽ tốn nhiều tiền của, công sức và thời gian.

5.3. Nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung

Mặc dù kinh tế – xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung đã có b−ớc phát triển đáng kể so với tr−ớc đây, nh−ng trên thực tế trình độ phát triển của vùng này vẫn còn rất thấp so với các vùng phát triển khác của đất n−ớc. Một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển của vùng là sự thiếu hụt nguồn nhân lực và chất l−ợng nguồn nhân lực còn thấp: Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề còn rất thấp so với bình quân chung của cả n−ớc và của toàn vùng miền Trung, lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ quá nhỏ, có nơi không đáng kể trong tổng số lực l−ợng lao động của vùng. Trong khi đó vấn đề tạo nguồn cho đào tạo nhân lực ng−ời dân tộc thiểu số cũng còn nhiều hạn chế.

5.4. Môi trờng vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung

D−ới áp lực phát triển kinh tế, việc khai thác tài nguyên rừng, đất, khoáng sản của ng−ời dân không ngừng gia tăng; các cơ sở sản xuất, các khu công

nghiệp phát triển nhanh nh−ng rất nhiều trong số đó không đảm bảo về tiêu chuẩn xử lý chất thải nên đã làm cho môi tr−ờng ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng chặt phá rừng, cháy rừng không đ−ợc kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả, nên hàng năm diện tích rừng bị chặt phá, bị cháy vẫn còn rất lớn, gây hậu quả nặng nề mỗi khi thiên tai xảy ra.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)