- Tổng số lao động Ng−ời 678.490 688.750 699
3. Bảo vệ môi tr−ờng
3.1. Một số thành tựu
- Công tác bảo vệ môi tr−ờng đ−ợc chú trọng và lồng ghép với ch−ơng trình phát triển kinh tế – xã hội theo h−ớng bền vững đ−ợc triển khai ở địa ph−ơng; Hàng năm Nhà n−ớc giành một khoản kinh phí đáng kể cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi tr−ờng cho các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân; hỗ trợ xây dựng một số mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi, hố xí hợp vệ sinh... làm cơ sở phát động rộng rãi trong nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng thực hiện, nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm môi tr−ờng. Một số tỉnh đã xây dựng đ−ợc nhiều mô hình phát triển bền vững ở các xã và thôn bản vùng dân tộc thiểu số vừa mang lại lợi ích kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, môi tr−ờng sống của gia đình và cộng đồng dân c−.
- Công tác giao khoán, chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng ở các địa ph−ơng đ−ợc chú trọng nên tỉ lệ che phủ rừng ở vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ đều tăng lên, góp phần đáng kể vào việc cải thiện hiện trạng rừng Việt Nam. Năm 2008 diện tích rừng trồng ở vùng Bắc Trung Bộ chiếm 22,79% tổng diện tích rừng hiện có và diện tích rừng trồng ở vùng Nam Trung Bộ chiếm 21,80% diện tích rừng hiện có ( xem Bảng 21).
Bảng 21. Diện tích rừng hiện có năm 2008 của vùng miền Trung
Đơn vị tính: Nghìn ha
Trong đó
Vùng Tổng diện tích
Rừng tự nhiên Rừng trồng
Bắc Trung Bộ 2.699,7 2.084,5 615,5
Nam Trung Bộ 1.797,7 1.405,5 391,9
Nguồn: Tổng Cục thống kê, Niên giám thống kê – 2008 - Tỉ lệ hộ gia đình bình quân chung đ−ợc sử dụng n−ớc sạch cũng tăng lên qua các năm từ 2006 -2007- 2008
+ Tỉnh Quảng Bình, t−ơng ứng là 55,0%-64,0%-70,0%. Tuy nhiên tỉ lệ hộ gia đình dân tộc thiểu số đ−ợc sử dụng n−ớc sạch thấp hơn tỉ lệ bình quân chung, t−ơng ứng qua các năm là: 30,0% - 40,0% - 45,0%.
+ Tỉnh Thừa thiên Huế, t−ơng ứng là 85,7%-90,2%-98,5%. Tuy nhiên tỉ lệ hộ gia đình dân tộc thiểu số đ−ợc sử dụng n−ớc sạch thấp hơn tỉ lệ bình quân chung, t−ơng ứng qua các năm là 60,5% - 62,7% - 70,0%.
+ Tỉnh Bình Thuận, t−ơng ứng là 90,1% - 91,2% - 92,3%. Tuy nhiên tỉ lệ hộ gia đình dân tộc thiểu số đ−ợc sử dụng n−ớc sạch thấp hơn tỉ lệ bình quân chung.
+ Tỉnh Ninh thuận, t−ơng ứng là: 77,1% - 80,0% - 86,6%. Tuy nhiên tỉ lệ hộ gia đình dân tộc thiểu số đ−ợc sử dụng n−ớc sạch thấp hơn tỉ lệ bình quân chung.
3.2. Một số hạn chế yếu kém
- Phát triển và bảo vệ môi tr−ờng ch−a đ−ợc đặt ra một cách gay gắt nên việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho ng−ời dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Tình trạng ô nhiễm môi tr−ờng do các nhà máy, cơ sở sản xuất gây ra nghiêm trọng không đ−ợc ngăn chặn kịp thời, làm cho môi tr−ờng tự nhiên và môi tr−ờng sống bị huỷ hoại, nhất là môi tr−ờng n−ớc. Năng lực quản lý của cán bộ và trách nhiêm của các cá nhân, các cơ quan quản lý nhà n−ớc còn nhiều hạn chế, ch−a đ−ợc đề cao. Tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên khoáng sản ở miền núi không đ−ợc kiểm soát gây ra nguy cơ ô nhiễm môi tr−ờng và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất rất nguy hiểm.
- Tỉ lệ che phủ rừng tăng lên nh−ng chất l−ợng rừng thì giảm sút. Hầu hết các vùng rừng tự nhiên đều xuống cấp nghiêm trọng, trừ một số rừng nhỏ đ−ợc bảo vệ nghiêm ngặt. Độ che phủ rừng tăng lên nh−ng phần lớn diện tích rừng trồng với giá trị đa dạng sinh học không cao.
- Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá vùng miền Trung còn rất lớn. Ví dụ năm 2008diện tích rừng vùng Bắc Trung Bộ bị cháy là 400,6 ha, bị chặt phá là 25,9 ha; rừng vùng Nam Trung Bộ bị cháy là 193,1 ha; bị chặt phá 212,1 ha (xem bảng 22). Điều nay chứng tỏ ý thức bảo vệ rừng của ng−ời dân còn thấp. Trận lũ quét sau cơn bão số 9 năm 2009 đã đẩy hàng trăm khối gỗ bị con ng−ời chặt phá từ trên rừng sâu về các khe suối, hạ l−u một số sông. Lũ quét là hậu quả nghiêm trọng của phá rừng.
Bảng 22. Diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá năm 2008
Đơn vị tính: Ha
Trong đó Vùng, tỉnh Tổng diện tích rừng bị
cháy và bị chặt phá Diện tích rừng bị cháy Diện tích rừng bị chặt phá Toàn vùng miền
Trung
1.232,3 593,7 238,0
Bắc Trung Bộ 826,5 400,6 25,9
Quảng Bình 16,6 16,6 -
Thừa Thiên Huế 82,0 70,0 12,0
Nam Trung Bộ 405,2 193,1 212,1
Ninh Thuận - - -
Bình Thuận 33,0 15,0 18,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê - 2008