Hợp tác quốc tế để phát triển bền vững

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung (Trang 65 - 69)

II. Giải pháp phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung

5. Hợp tác quốc tế để phát triển bền vững

- Các Bộ, ngành chức năng liên quan giúp chính quyền các tỉnh miền Trung xây dựng Đề án “Thu hút đầu t−, tài trợ của các n−ớc và các tổ chức quốc tế về kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung” để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo một cách bền vững.

- Các Bộ, ngành liên quan cũng các tỉnh miền Trung xây dựng ph−ơng án tìm kiếm sự hỗ trợ của các n−ớc, các tổ chức quốc tế cho công tác nghiên cứu, thu thập , xử lý dữ liệu môi tr−ờng; và thực hiện các dự án phòng chống sự cố môi tr−ờng nh−: Sạt lở đất, lũ quét, thiên tai và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi tr−ờng sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung.

- Các Bộ ngành liên quan hoặc các tỉnh miền Trung xây dựng ph−ơng án tìm kiếm tài trợ của các tổ chức quốc tế cho việc xây dựng các dự án mô hình phát triển kinh tế – xã hội theo h−ớng phát triển bền vững ở các xã, thôn bản vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung; và các dự án tăng c−ờng năng lực cho cán bộ cấp xã, thôn bản trong việc xây dựng tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi tr−ờng do các dự án đem lại.

Kết luận

Trong khuôn khổ có hạn về thời gian và kinh phí, từ kết quả nghiên cứu b−ớc đầu dự án đ−a ra một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần vào việc thực hiện phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung, đồng thời có một số kiến nghị nh− sau:

- Để đánh giá chính xác về sự phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số thiểu số và miền núi miền Trung phải có đủ số liệu theo bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ( kinh tế, xã hội, môi tr−ờng và thể chế) của vùng. Nh−ng hiện tại còn nhiều chỉ tiêu mà một số địa ph−ơng ch−a tách đ−ợc số liệu riêng cho vùng dân tộc thiểu số, ng−ời dân tộc thiểu số nh−: Thu nhập bình quân đầu ng−ời vùng dân tộc thiểu số, thu nhập bình quân đầu ng−ời dân tộc thiểu số; tổng vốn đầu t− phát triển cho vùng dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số; tuổi thọ bình quân ng−ời dân tộc thiểu số; tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số d−ới 5 tuổi bị suy dinh d−ỡng, tỉ lệ lao động ng−ời dân tộc thiểu số qua đào tạo,... Vì vậy các số liệu trên phải đ−ợc thể hiện trong niên giám thống kê của các tỉnh miền Trung và trong báo cáo kết quả chính thống của các cuộc điều tra kinh tế, xã hội, môi tr−ờng hàng năm của các địa ph−ơng.

- Để đạt đ−ợc mục tiêu phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung, các chính sách kinh tế – xã hội của vùng này phải đ−ợc xây dựng theo h−ớng phát triển bền vững và phải đ−ợc sơ kết, tổng kết đánh giá kịp thời, vì hiện tại có một số ch−ơng trình, dự án phát triển trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (kể cả các dự án quốc gia) còn thiên về mục tiêu kinh tế, còn mục tiêu về môi tr−ờng thì ch−a đ−ợc quan tâm, chú trọng đúng mức.

- Các tỉnh miền Trung cần nhanh chóng hoàn tất việc xây dựng thể chế và đầu t− đủ nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện Ch−ơng trình Nghị sự 21 của địa ph−ơng.

- Đề nghị Lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp kinh tế năm 2010 khoảng 80 triệu đồng để viết cuốn sách về vấn đề phát triển

bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam vì dự án đã đ−ợc thực hiện xong ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)