Nhóm giải pháp về xã hộ

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung (Trang 62 - 65)

II. Giải pháp phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung

3. Nhóm giải pháp về xã hộ

3.1. Bảo tồn và phát huy sự đa dạng văn hoá của các dân tộc thiểu số

Tính đa dạng văn hoá của các dân tộc đã đ−ợc khẳng định trong đ−ờng lối, chủ tr−ơng đúng đắn của Đảng và Nhà n−ớc ta là coi trọng, bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số.

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số miền Trung phải tăng c−ờng công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ tri thức là ng−ời dân tộc thiểu số và −u tiên cho đội ngũ này trở về phục vụ việc xây dựng và phát triển văn hoá ở cộng đồng mình trong điều kiện hội nhập và phát triển.

Đối với đồng bào các khu vực di dân để phục vụ các công trình của Nhà n−ớc theo qui hoạch phải tạo điều kiện cho đồng bào nhanh chóng ổn định đời sống để phát triển kinh tế và văn hoá, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, xây dựng các thiết chế văn hoá mới để làm nơi sinh hoạt văn hoá cho cộng đồng, từng b−ớc xây dựng nếp sống văn hoá trong từng gia đình, thôn, bản mới, tạo sự ổn định về t− t−ởng để đồng bào yên tâm với cuộc sống nơi tái định c−; từng b−ớc nâng cao mức h−ởng thụ văn hoá và có khả năng chống lại xu h−ớng tiếp

nhận xô bồ các giá trị văn hoá xâm nhập từ bên ngoài gây ra nguy cơ mai một, mất gốc văn hoá các dân tộc thiểu số trong bối cảnh đất n−ớc hội nhập sâu, rộng với khu vực và thế giới.

Đối với số đồng bào di dịch c−, du canh du c− thuộc diện phải đinh canh, định c− hoặc đồng bào ở những nơi th−ờng xuyên có nguy cơ thiên tai tàn phá cũng phải qui hoạch bố trí dân c− và nhanh chóng hoàn thành đ−ợc các mục tiêu nh− đối với đồng bào ở khu vực di dân phục vụ các công trình của Nhà n−ớc.

3.2. Phát triển nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số

Xây dựng chiến l−ợc tạo nguồn nhân lực, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực là ng−ời dân tộc thiểu số ở miền Trung để cung cấp cho các khu công nghiệp, các trung tâm th−ơng mại, các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cán bộ quản lý kinh tế, xã hội của địa ph−ơng, nhất là cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở. Về nguồn nhân lực quản lý kinh tế, xã hội của địa ph−ơng nên sử dụng ngân sách nhà n−ớc từ khi đ−a vào học tập các cấp phổ thông đến khi tốt nghiệp các tr−ờng trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng đại học. Về nhân lực kỹ thuật cho các khu công nghiệp, Nhà n−ớc nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện cơ chế hợp đồng đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số với các cơ sở đào tạo bằng nguồn kinh phí của doanh nghiệp ( theo hình thức đặt hàng), vừa giảm đ−ợc gánh nặng cho ngân sách nhà n−ớc, vừa đáp ứng đ−ợc nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, nâng cao tính hiệu quả trong đào tạo.

Tổ chức đào tạo nghề và ngoại ngữ cho lao động dân tộc thiểu số để cung cấp cho các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu t− của n−ớc ngoài trên địa bàn của địa ph−ơng, các vùng khác trong n−ớc và xuất khẩu lao động với cơ chế hỗ trợ hợp lý về tài chính cho lao động khi học nghề và tr−ớc khi đi xuất khẩu lao động, tích luỹ vốn để khi về n−ớc đầu t− phát triển sản xuất, kinh doanh.

3.3. Xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ công bằng x hội

Để xoá đói, giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số miền Trung; và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa vùng này với các vùng phát triển khác của đất n−ớc, giữa các nhóm thu nhập và giữa các dân tộc, cần:

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho ng−ời nghèo, hộ nghèo dân tộc thiểu số có t−

liệu và ph−ơng tiện để sản xuất nhất là đất sản xuất đủ theo nhu cầu của hộ gia đình, tạo cơ hội cho ng−ời nghèo dân tộc thiểu số tiếp cận đ−ợc đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thích hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số nhất là đồng bào ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn và các hộ dân tộc thiểu số nghèo, ng−ời nghèo dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế – xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập. Để làm tốt việc chuyển giao công nghệ trong trồng trọt và chăn nuôi nên có cán bộ khuyến nông “nằm vùng” để giúp đồng bào trong thời gian từ 3-5 năm, nh−ng phải có chính sách đãi ngộ thoả đáng cho số cán bộ này để họ yên tâm làm “nghĩa vụ” giúp đồng bào.

- Phát triển mạnh các loại hình hoạt động nhằm phát triển việc làm trong vùng dân tộc thiểu số nh−: T− vấn việc làm nông thôn, đào tạo nghề và dịch vụ giới thiệu việc làm miễn phí cho ng−ời nghèo dân tộc thiểu số, giải quyết việc làm để phát huy yếu tố con ng−ời, nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, ổn định và lành mạnh hoá xã hội, đáp ứng nhu cầu bức xúc của xã hội nói chung, của vùng dân tộc thiểu số nói riêng trong bối cảnh đất n−ớc hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

3.4. Phát triển y tế

Phát triển về số l−ợng và nâng cao chất l−ợng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào, cải thiện điều kiện lao động và môi tr−ờng sống, nhất là môi tr−ờng sống của đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn bằng cách nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện hoạt động của hệ thống khám chữa bệnh tuyến tỉnh, huyện, các trạm y tế xã, ph−ờng; đào tạo các tình nguyện viên chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, các kỹ thuật viên y tế đảm bảo đủ khả năng thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhất là đối với trẻ em, phụ nữ, ng−ời già và triển khai các hoạt động y tế dự phòng ở địa ph−ơng, nhất là ở tuyến cơ sở. Đẩy mạnh xã hội hóa trong y tế phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi địa ph−ơng.

Nhiều cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung th−ờng xuyên bị thiên tai tàn phá, gây tổn thất to lớn về ng−ời và tài sản, cứ mỗi bão lụt các hộ gia đình trong vùng thiên tai lại trắng tay, không phải chỉ taí nghèo mà còn bị đói. Để giúp đồng bào thoát khỏi cảnh cơ cực này, chính quyền địa ph−ơng cần có qui hoạch, sắp xếp lại dân c− tại những nơi có điều kiện sản xuất, ít bị ảnh h−ởng thiên tai, ngoài cơ sở hạ tầng thiết yếu những nơi tái định c−, phải giúp đồng bào bằng ngân sách nhà n−ớc để làm nhà kiên cố, có nh− vậy mới giúp đồng bào phát triền kinh tế, xoá đói giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)