Nhóm giải pháp về tài nguyên và môi tr−ờng

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung (Trang 65)

II. Giải pháp phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung

4. Nhóm giải pháp về tài nguyên và môi tr−ờng

4.1. Khai thác tài nguyên thiên nhiên

Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, nhằm đảm bảo tài nguyên để lại cho thế hệ sau. Để làm đ−ợc việc này phải có qui hoạch, kế hoạch, lựa chọn tài nguyên để khai thác hợp lý trong từng giai đoạn, xác định ph−ơng thức khai thác tuỳ theo trữ l−ợng và khả năng phục hồi, nghiên cứu tìm kiếm các nguyên, nhiên liệu thay thế tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan... vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiến tới cải thiện tình trạng tài nguyên để lại cho thế hệ sau.

4.2. Bảo vệ môi trờng

- Cải thiện và bảo vệ môi tr−ờng phải đ−ợc coi trọng, là yếu tố không thể tách rời trong quá trình phát triển. Do đó phải tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động tiêu cực đối với môi tr−ờng do hoạt động của con ng−ời gây ra nh− phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, phát thải khí và chất thải rắn của các cơ sở sản xuất công nghiệp, các làng nghề.Thực hiện đồng bộ và hiệu quả pháp luật về bảo vệ môi tr−ờng gắn với việc lập qui hoạch, kế hoạch, ch−ơng trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tăng c−ờng trồng cây gây rừng ở những nơi rừng bị chặt phá, bị cháy giữ vững diện tích rừng hiện có nhằm khôi phục và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái để hạn chế tối đa sự tàn phá của thiên tai, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và xoá đói giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)