Mối quan hệ của đồng bào dân tộc thiểu số với môi tr−ờng tự nhiên

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung (Trang 54 - 55)

- Tổng số lao động Ng−ời 678.490 688.750 699

2.Mối quan hệ của đồng bào dân tộc thiểu số với môi tr−ờng tự nhiên

2.1. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Bắc Trung Bộ

Đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi vùng Bắc Trung Bộ đã hàng ngàn năm sống gắn bó và phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ là những ng−ời bảo vệ thiên nhiên và khai thác tài nguyên thiên nhiên cho nhu cầu cuộc sống mà chủ yếu là khai thác tài nguyên đất và tài nguyên rừng. Do dân số tăng nhanh, con ng−ời có nhu cầu tăng nhanh về l−ơng thực, thực phẩm, đất ở, đất sản xuất, nhiên liệu nên phải phá rừng để lấy đất làm ruộng, làm n−ơng rẫy, làm v−ờn, làm nơi chăn nuôi, làm chất đốt và các nhu cầu khác trong sinh hoạt gia đình...

Hậu quả của việc phá rừng quá nhiều đã làm mất hệ cân bằng sinh thái. Rừng giảm đi sẽ làm cho đất bị sa mạc hoá và đẩy nhanh tốc độ huỷ diệt các loài sinh vật sống trong rừng. Một số lớn diện tích rừng bị chặt phá đã bóc đi tầng bảo vệ màu xanh của đất, phá hoại hệ thống tuần hoàn trong khí quyển, làm đảo lộn qui luật vận hành của thiên nhiên, đã gây ra sạt lở đất, lũ lụt lớn ở một số vùng miền núi miền Trung trong thời gian qua, gây hậu quả nghiêm trọng về ng−ời và tài sản của nhân dân. Sự tàn phá của cơn bão số 9 (Ketsana) vừa qua là minh chứng cụ thể cho điều đó. Mặc dù vậy, cũng không thể tách cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số khỏi môi tr−ờng tự nhiên đó, mà phải có giải pháp bảo vệ rừng và đất trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội trên đại bàn.

2.2. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Nam Trung Bộ

Đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi Nam Trung Bộ sống trong một môi tr−ờng tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai hàng năm rất nặng nề. Bão, lũ lụt là một hạn chế lớn không chỉ đối với sản xuất nông nghiệp mà đối với cả sản xuất công nghiệp và dân sinh. Sản xuất của đồng bào chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp, trong sản xuất hàng hoá có phát triển nh−ng chậm, công nghiệp và dịch vụ phát triển yếu nên mức thu nhập của c− dân nói chung vẫn còn thấp, của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp hơn nhiều. Mặc dù vậy đồng bào dân tộc thiểu số ở

Nam Trung Bộ cũng không thể tách khỏi môi tr−ờng tự nhiên đó mà phải có giải pháp bảo vệ rừng và đất để phát triển bền vững trên địa bàn.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi miền Trung (Trang 54 - 55)