Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phƣờng Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 53 - 55)

Ủy ban nhân dân phƣờng Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm.

Cửa Nam là một phường thuộc trung tâm thành phố Hà Nội, có trên 12.000 nhân khẩu, được chia thành 62 tổ dân phố. Đa số người dân sống trên địa bàn là cán bộ, công chức và buôn bán, làm dịch vụ. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân phường Cửa Nam là một trong những phường có mức sống cao nhất thành phố Hà Nội. Nhiều năm qua hầu như không có xáo trộn về dân cư, địa bàn cũng như mọi mặt hoạt động khác. Cơ sở hạ tầng như điện, nước, trường học, trạm y tế, đường giao thông …đều được Nhà nước đầu tư xây dựng. Trên địa bàn phường có hơn 100 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc Trung ương và thành phố hoạt động.

Về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân phường:

- Nhiệm kỳ 2004 - 2009, Hội đồng nhân dân phường Cửa Nam được bầu 25 đại biểu, (nhiệm kỳ trước là 21) được chia thành 10 tổ để hoạt động tại cơ sở. Trong đó:

+ Đại biểu nữ 13 người, chiếm 52%; đại biểu nam 12 người, chiếm 48%.

+ Đại biểu đó nghỉ hưu 13 người, chiếm 52%; (trước là 14/21 người, chiếm 66,64%) đương chức 12 người, chiếm 48%

+ Trỡnh độ đại học 13 người, chiếm 52%; (trước là 12/21 người, chiếm 57,15%) cao đẳng, trung học 12 người, chiếm 48% (trước là 9/21, chiếm 42,85%)

+ Đại biểu là đảng viên 17 người, chiếm 68% (trước là 14/21 người, chiếm 66,64%)

- Nhiệm kỳ 1999 - 2004, Hội đồng nhân dân phường tiến hành 11 kỳ họp. Có 32 cuộc tiếp xúc cử tri gồm: tiếp xúc đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân quận và Hội đồng nhân dân phường, với 4530 lượt người dự và 985 lượt ý kiến phỏt biểu. Thực hiện 15 lượt kiểm tra, giám sát các nhiệm vụ trọng tâm của phường như: thu chi ngân sách, trật tự xây dựng, giao thông đô thị, thu thuế công thương nghiệp, thu chi nghĩa vụ lao động công ích, thực hiện luật nghĩa vụ quân sự và chính sách người có công với cách mạng…vv. Đó tiếp 767 lượt cử tri và nhận 278 đơn thư của nhân dân kiến nghị với Hội đồng nhân dân.

- Trước kỳ họp, Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường xây dựng dự thảo nghị quyết, điều hũa chương trỡnh cụng tỏc của Hội đồng nhân dân; cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường và các ngành xây dựng chương trỡnh, kế hoạch kiểm tra giỏm sỏt việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Nghị quyết của Đảng ủy phường và chương trỡnh của cấp trờn; trực tiếp và chủ động kiểm tra giám sát việc giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri.

- Sau mỗi kỳ họp Chủ tịch và phó Chủ tịch cùng Ủy ban Mặt trận tổ quốc và Ủy ban nhân dân phường làm việc với các tổ trưởng Hội đồng nhân dân để thông báo nội dung chương trỡnh kỳ họp. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường được thông báo trên hệ thống truyền thanh. Phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc phường và các đoàn thể xây dựng quy chế hoạt động

của Hội đồng nhân dân gắn với quy chế dân chủ nhằm phát huy chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân với hoạt động của cả hệ thống chính trị phường.

Về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường:

- Nhiệm kỳ 2004 - 2009, tập thể Uỷ ban nhân dân phường Cửa Nam gồm 5 thành viên, (nhiệm kỳ trước là 7) trong đó:

+ Một Chủ tịch; hai Phú chủ tịch và hai uỷ viờn Uỷ ban nhõn dõn. + Nhiệm kỳ 2004 2009 Uỷ ban nhân dân phường Cửa Nam có 19 cán bộ (trước là 17), trong đó có 8 biên chế (trước là 6), cũn lại 11 là hợp đồng có chỉ tiêu và hợp đồng định xuất. Có 8 cán bộ có trỡnh độ đại học chiếm 42,11% (trước là 9/17); số cán bộ đảng viên là 7 người (năm 2004) chiếm 36,84%.

- Cỏc lĩnh vực quản lý nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân phường được triển khai thường xuyên, đó là: lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách hàng năm; kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả; thu thuế với hơn 600 hộ kinh doanh vừa và nhỏ. Vận động thu các loại quỹ như: quỹ an ninh, quỹ phũng chống lụt bóo; quỹ lao động công ích; quỹ đền ơn đáp nghĩa và các quỹ xó hội khỏc. Ngoài ra, cỏc hoạt động thường xuyên của Ủy ban nhân dân phường trong các lĩnh vực là: giáo dục đào tạo; công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng; công tác y tế cơ sở; công tác thương binh xó hội - an ninh quốc phũng; thi hành phỏp luật; quản lý địa giới hành chính; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… được các bộ phận chuyên môn của Ủy ban nhân dân kết hợp các đoàn thể nhân dân thực hiện.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 53 - 55)