Những tồn tại cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phƣờng của thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 59 - 63)

đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phƣờng của thành phố Hà Nội.

Về tổ chức của Hội đồng nhân dân phường: Hầu hết các phường ở

thành phố Hà Nội hiện nay có số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân từ 21 người trở lên. Tại các phường nội thành chủ yếu đại biểu là Tổ trưởng các tổ dân phố, cụm dân cư và cán bộ hưu trí, hoặc phần lớn đại biểu là ủy viên ban chấp hành đảng bộ phường. Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường là Bí thư Đảng ủy hoặc Phó Bí thư thường trực đảng ủy phường nên hoạt động lónh đạo, đề ra chủ trương đường lối với hoạt động giám sát thường chồng chéo, trùng lặp giữa cơ quan lónh đạo với cơ quan quyền lực Nhà nước.

- Mỗi kỳ họp, Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết, nhưng thực chất nghị quyết đó là do Ủy ban nhân dân phường dự thảo và trỡnh Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực Đảng uỷ phường xem xét trước khi các đại biểu thảo luận thông qua. Công tác giám sát của Thường trực và biểu Hội đồng nhân dân phường vẫn nặng về hỡnh thức mà chưa mang lại hiệu quả cao, nhiều vấn đề bức xúc của cử tri ở các quận nội thành như điện, nước, quản lý trật tự xõy dựng và vệ sinh mụi trường chưa được phản ỏnh kịp thời,

hoặc nếu cú phản ỏnh thỡ Hội đồng nhân dân phường không có thẩm quyền giải quyết, do đó người dân trực tiếp kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn cấp trên hoặc cơ quan kinh doanh trực tiếp làm việc với các hộ dân.

- Mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân phường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian nửa ngày, với những nội dung không có gỡ mới để đưa ra quyết định có tính khả thi. Việc chất vấn các thành viên của Ủy ban nhân dân cũng chung chung, mờ nhạt chỉ mang tính phản ánh những vấn đề hầu như đó biết từ trước. Công việc quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân phường là bầu các chức danh chủ chốt, thực tế hiện nay chỉ là hỡnh thức vỡ đó được các cấp ủy đảng và chính quyền cấp trên thông qua trong quá trỡnh bố trớ, cơ cấu nhân sự.

Tổ chức của Ủy ban nhân dân phường: Mặc dù được quy định số

lượng, cơ cấu cán bộ theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, nhưng nhiều bộ phận chuyên môn của Ủy ban dân dân phường, nhất là các phường đang trong quá trỡnh đô thị hóa ở thành phố Hà Nội thiếu cỏn bộ cú trỡnh độ chuyên môn về quản lý đất đai, cán bộ thuế, cán bộ phụ trách văn hoá – xó hội cú năng lực. Đa số Uỷ ban nhân dân phường phải thuê hợp đồng lao động, nhưng với những phường đó được đô thị hóa hoàn chỉnh lại có xu hướng thừa cán bộ mà không nhất thiết phải bố trí đủ theo cơ cấu quy định; các cán bộ chủ chốt của phường phải kiêm nhiệm quá nhiều chức danh và họp hành nhiều mà không có đủ thời gian cần thiết để giải quyết những vấn đề cụ thể hoặc đi sâu, đi sát với các hoạt động của nhân dõn.

- Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường: Theo quy định tại quyết định số 4912/ QĐ- UB ngày 15/12/1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, thỡ Uỷ ban nhõn dõn phường hoạt động quản lý trong 11 lĩnh vực. Đó là: 1. Kế hoạch và ngõn sỏch (gồm kế hoạch - ngân sách - công tác thuế); 2. Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi ở những phường cũn đất nông nghiệp và đê điều; 3. Thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải; 4. Văn hoá – giáo dục; 5. Xó hội và đời sống; 6. Quốc phũng; 7. An ninh - trật tự

an toàn xó hội; 8. Chớnh sỏch dõn tộc và tụn giỏo; 9. Thi hành phỏp luật; 10. Xõy dựng chớnh quyền và quản lý địa giới hành chính; 11. Quản lý đô thị (gồm: quản lý đất đai – quản lý nhà - quản lý xõy dựng - quản lý hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị). Nhưng trong nhiều lĩnh vực, chức năng của Uỷ ban nhân dân phường chỉ làm nhiệm vụ “trông giữ - phát hiện - báo cáo” mà không có thẩm quyền và không đủ điều kiện để xử lý, hoặc có những nhiệm vụ chồng chéo với chức năng của các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn của thành phố. Chẳng hạn: trong công tác thuế “Uỷ ban nhân dân phường phát hiện và có biện pháp phối hợp với ngành thuế xử lý những người trốn thuế, lậu thuế, chây ỡ, nợ thuế”; trong cụng tỏc quản lý đô thị: “phát hiện các hư hỏng về hè, đường, cống rónh, dõy điện, cột điện, đèn đường, cây cối và các chướng ngại vật khác … thông báo cơ quan chủ quản biết và đôn đốc xử lý kịp thời” ; “ Bảo vệ số lượng cây xanh và hàng năm cùng với ngành chủ quản xác định vị trí trồng cây trên địa bàn phường”…vv.

- Chính quyền phường ở thành phố Hà Nội cũn ụm đồm quá nhiều việc mà chưa tập trung vào quản lý đô thị. Nhiều quy định hiện hành trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân trở nên không cần thiết đối với các phường như: quản lý sản xuất, xõy dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế … mà chỉ nên giao thẩm quyền đó cho cấp thành phố ban hành văn bản phù hợp với tỡnh hỡnh của phường đó.

- Do phải quản lý quỏ nhiều cụng việc trờn địa bàn mà số lượng và chất lượng công việc chưa đáp ứng (đó là chưa kể đến hiện tượng tiêu cực). Quy định về quản lý đất đai và quản lý xõy dựng tại quyết định 4912/ QĐ- UB rất rừ thẩm quyền của Uỷ ban nhõn dõn phường, nhưng tỡnh trạng lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép xảy ra phổ biến ở các phường của thành phố Hà Nội có phường như Phú Thượng lên tới 67% hộ xây dựng nhà ở trái phép.

- Tệ nhũng nhiễu, quan liêu, hạch sách người dân của không ít cán bộ phường vẫn xảy ra và nhiều cán bộ phường nhận hối lộ, tiếp tay cho tiêu cực, chậm hoặc không bị cấp cú thẩm quyền xử lý. Cú phường che dấu khuyết

điểm, báo cáo không trung thực thông tin (phường Cống Vị, quận Ba Đỡnh để tụ điểm mua bán, tiêm chích ma tuý ở phố Đào Tấn kéo dài nhiều năm, sau đó Bộ Công an phải trực tiếp giải quyết); có phường tiếp tay cho tội phạm mua bán đất đai và xây dựng nhà ở trái phép (phường Phúc Xá, quận Ba Đỡnh bao che cho Thắng “Tài Dậu” - một đàn em trong đường dây tội ác của Năm Cam); có phường để tỡnh trạng lấn chiếm đất công trở nên phổ biến (phường Long Biên, quận Long Biên và phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) …vv.

- Phân bố dân cư, diện tích không đồng đều, ví dụ phường Cống Vị, quận Ba Đỡnh cú diện tớch 1,78 km2, dõn số gần 4,5 vạn người được chia thành 18 cụm dân cư, 207 tổ dân phố. Số lượng nhân khẩu của mỗi cụm dân cư ở phường Cống Vị cũng không đồng đều, chẳng hạn: cụm dân cư số 10 có trên 2000 nhân khẩu; cụm dân cư số 9 có 1.100 nhân khẩu, trong khi đó cụm dân cư số 17 chỉ có 700 nhân khẩu.

- Bố trí, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy cũng chưa đồng đều, có phường tổ chức cụm dân cư, có phường lại không tổ chức, hoặc ở nội thành lại có chức danh trưởng khu phố … Trong khi đó chức năng, nhiệm vụ của cụm dân cư, khu phố cũn mờ nhạt, tạo thành cấp trung gian khụng rừ ràng, khụng cần thiết. Vấn đề là chọn mô hỡnh tổ dõn phố, cụm dân cư hay khu phố của thành phố Hà Nội chưa được thống nhất.

- Cũn một số xó, phường, thị trấn có đường ranh giới hành chính cài răng lược, xen canh, xen cư,có tranh chấp như: xó Cổ Nhuế (huyện Từ Liờm) với phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy); xó Trung Văn (huyện Từ Liêm) với phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân)…vv.

- Hệ thống văn bản do các sở, ban, ngành ở thành phố Hà Nội hướng dẫn thi hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp phường dưới quá nhiều. Các văn bản hướng dẫn đó chưa được quy về một mối, nâng cấp thành văn bản hướng dẫn chung của Ủy ban nhân dân thành phố. Mặt khác, chính quyền phường phải thực hiện nhiều sự chỉ đạo, từ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân quận; Nghị quyết của Đảng ủy phường và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường. Các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp

trên đó làm chớnh quyền phường thụ động, ỷ lại trong giải quyết các công việc cụ thể thuộc phạm vi trách nhiệm của mỡnh, cũn Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường chỉ mang tính hỡnh thức mà không có giá trị ràng buộc thực tế với Ủy ban nhân dân phường.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 59 - 63)