Thực trạng mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phƣờng với các cơ quan, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 63 - 65)

nhân dân phƣờng với các cơ quan, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn.

Là một thành phố lớn, Hà Nội luôn quan tâm đến hoạt động của các đoàn thể ở cơ sở, nhưng thực tế nội dung và phương thức hoạt động của nhiều số tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở chậm đổi mới, thậm chí có nơi lúng túng, bất cập trước yêu cầu mới. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng cấp phường đó được Trung ương quy định, song chậm được cụ thể hóa; phân công trách nhiệm chưa rừ ràng; hội họp bàn bạc nhiều mà giải quyết được ít công việc. Số lượng các tổ chức, đoàn thể ở các phường, xó, thị trấn ngày càng phỏt triển, tổ chức đoàn thể nào cũng có nhu cầu kinh phí, cho nên hoạt động của các tổ chức đoàn thể đang theo khuynh hướng hành chính hóa.

- Trong mối quan hệ giữa chính quyền phường với các tổ chức cũn cú nhiều bất cập. Chẳng hạn mối quan hệ giữa Đảng ủy với Hội đồng nhân dân thực chất là một, vỡ hầu hết ủy viên ban chấp hành đảng ủy phường là đại biểu hội đồng nhân dân, Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phường là Bí thư đảng ủy phường nên dễ bị lẫn lộn chức năng lónh đạo, định hướng với chức năng giám sát mang tính quyền lực nhà nước ở địa phương.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân phường với các tổ chức đoàn thể chưa rừ ràng. Cỏc nghị quyết của Hội đồng nhân dân ít khi đề cập hoạt động của các đoàn thể và ngược lại; chức năng nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể khác rất nhiều so với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân nên cơ chế phối hợp và khả năng thực thi đôi khi chỉ là hỡnh thức mà chưa đi vào thực chất.

- Trong mối quan hệ với Ủy ban nhân dân: Đảng ủy phường là cơ quan lónh đạo, định hướng, tổ chức cán bộ, do vậy ngoài việc thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân cũn phải thực hiện cỏc Nghị quyết của

Đảng ủy phường. Nhưng các nghị quyết của Đảng ủy phường ở Hà Nội vẫn mang tính chất chung chung, nội dung lặp đi lặp lại, nghèo nàn và ít đổi mới. Nếu nghiên cứu báo cáo tổng kết năm của Ủy ban nhân dân phường với tổng kết năm hoặc nhiệm kỳ của Đảng ủy phường cho thấy: nội dung không khác nhau là mấy, dẫn đến chồng chéo trong hoạt động, thậm chí có phường chưa phân biệt rạch rũi đâu là sự lónh đạo về đường lối chủ trương, đâu là quản lý nhà nước; đâu là biện pháp giáo dục thuyết phục, đâu là hoạt động mang tính chất cưỡng chế.

- Trong mối quan hệ giữa Ủy ban nhân dân phường với các đoàn thể quần chúng, về mặt lý thuyết là mối quan hệ ngang bằng, nhưng trên thực tế, các đoàn thể quần chúng hoạt động phải được sự đồng ý của Ủy ban nhõn dõn phường và do Ủy ban nhân dân phường cung cấp tài chính nên phần lớn bị lệ thuộc. Nội dung hoạt động của các đoàn thể quần chúng ở cơ sở của thành phố Hà Nội chủ yếu là các hoạt động bề nổi như ra quân, tuyên truyền, cổ động… trong mỗi dịp thực hiện một chủ trương, một phong trào hoặc một tháng hành động nhằm thực hiện mục tiêu nào đó nên không thu hút mạnh mẽ các hội viên tham gia. Mặt khác, trong việc góp ý xõy dựng chớnh quyền và cỏn bộ lónh đạo phường, các tổ chức vẫn cũn nể nang, nộ trỏnh, sợ động chạm đến những vấn đề thuộc về khuyết điểm của chính quyền.

- Trong mối quan hệ với nhõn dõn, cỏn bộ lónh đạo chính quyền phường ở Hà Nội đôi khi dựa vào báo cáo của các tổ dân phố, cụm dân cư nên dễ xa rời dân, quan liêu và không nắm được thực chất. Mặt khác, nhiều người dân Hà Nội không quan tâm tới hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường nơi mỡnh cư trú, vỡ hoạt động đó ít liên quan hoặc gần như không liên quan gỡ tới cuộc sống, cụng việc, thu nhập, sinh hoạt và mức sống của họ. Đây là điểm khác biệt trong mối quan hệ giữa chính quyền ở xó, thị trấn, ở cỏc vựng, miền với chớnh quyền phường ở đô thị. Thậm chí nhiều người dân không biết có đại biểu Hội đồng nhân dân ở tổ dân phố, cụm dân cư của mỡnh. Hoặc sinh hoạt tổ dõn phố, cụm dõn cư khi mời lónh đạo phường tham dự để lắng nghe ý kiến của dõn là rất khú khăn. Chính vỡ vậy “Lũng tin

vào Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phõn nhõn dõn chưa vững chắc, phần vỡ bất bỡnh trước những bất cụng xó hội và tỡnh trạng tham nhũng, quan liờu, lóng phớ cũn khỏ phổ biến và nghiờm trọng, kỷ cương phộp nước nhiều lỳc, nhiều nơi khụng nghiờm, đạo đức xó hội cú mặt xuống cấp, trật tự an toàn xó hội cũn phức tạp. Cỏc vụ khiếu kiện đông người vẫn cũn nhiều, cú lỳc, cú nơi gay gắt” (14).

- Về những tồn tại, yếu kém trong công tác đào tạo cán bộ chính quyền cơ sở nói chung, chính quyền phường nói riêng: Sau khi học viên học xong chương trỡnh đào tạo, bồi dưỡng, được nhà trường cấp giấy chứng nhận, nhưng chưa có phương thực thẩm định chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đối với mỗi học viên. Cơ sở vật chất và kinh phí cấp cho nhà trường tuy có được nâng lên, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cỏc phũng học để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Cũn trựng lặp về nội dung, chương trỡnh, đối tượng học, lớp học trong đào tạo, bồi dưỡng. Hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng ở thành phố Hà Nội hiện nay cũn bất cập, chưa tập trung về một đầu mối. Thành phố có Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức phường, xó, thị trấn và tổ chức tập huấn cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhưng ở mỗi quận, huyện cũn cú một trung tõm chớnh trị để bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thôn, tổ dân phố, cụm dân cư hoặc các chương trỡnh đào tạo khác.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 63 - 65)