Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn chính quyền phƣờng

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 73 - 81)

Kết luận chương II:

3.2.1.Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn chính quyền phƣờng

nhiệm vụ, quyền hạn chính quyền phƣờng

3.2.1.1. Đối với Hội đồng nhân dân phường

Trong điều kiện đô thị ở nước ta hiện nay không cần thiết tổ chức Hội đồng nhân dân phường. Bởi những lý do sau:

Theo quy định hiện hành, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường đơn giản bởi phạm vi và nhiệm vụ quyền hạn của nó. Hội đồng nhân dân phường không tổ chức các Ban mà chỉ có Thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, chính vì vậy hoạt động giám sát và các hoạt động trên địa bàn trở nên mờ nhạt, không rõ ràng. nên hiệu quả rất thấp.

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về bản chất chính là Nghị quyết của Đảng ủy phường. Ủy ban nhân dân phường là nơi thực hiện cả hai nghị quyết này, nên hiểu và chấp hành ở bất cứ khía cạnh nào đều thấy rõ sự đan xen, chồng chéo và Nghị quyết đó nhiều khi không có giá trị thực tế. Kỳ

họp Hội đồng nhân dân phường thực chất là họp Ban chấp hành đảng bộ mở rộng, bàn lại các vấn đề mà Đảng ủy phường đã thông qua.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 khá cụ thể. Nhưng trong điều kiện của đô thị thì nhiều quy định trở nên thừa, không thực tế. Nhiệm vụ phát triển kinh tế đôi khi trở nên “ảo” bởi lẽ: ở địa bàn phường, tất cả cơ sở hạ tầng đều được chính quyền cấp trên hoặc Trung ương đầu tư và trực tiếp quản lý. Một đoạn đường, một công trình lớn không thể do Hội đồng nhân dân phường quyết định xây dựng, và “mặc dù hằng năm, Hội đồng nhân dân phường vẫn ra Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng phường không trực tiếp quản lý tư liệu sản xuất và đối tượng sản xuất kinh doanh. Hiện tại, chính quyền phường chỉ quản lý trực tiếp các hộ buôn bán nhỏ, có thuế môn bài loại 5, 6 chiếm khoảng 5 – 7% tổng số hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Công tác thuế ở phường do đội thuế của chi cục thuế đảm nhiệm, các hoạt động kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng ở phường đều do cấp trên xây dựng và quản lý trực tiếp. Các việc khác quan trọng ở phường như cải tạo ngõ hẻm thì do dân bàn bạc, quyết định và tự tổ chức thực hiện, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở phường thì thực ra cũng chỉ làm được việc như Trung tâm dịch vụ việc làm, không có khả năng đứng ra lo việc cho họ được”(2).

Về tính chất đại diện của Hội đồng nhân dân phường: Theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nước ta hiện nay, thì người dân có quá nhiều đại diện. Từ đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, phường, đó là chưa kể đại diện với tư cách là một thành viên của tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp khác. Nhưng khi có sự việc cụ thể cần được giải quyết của công dân, thì tính đại diện đó lại rất mờ nhạt, không khả thi. Vì vậy có nhất thiết phải nhiều cơ quan và đại biểu đại diện cho người dân như hiện nay hay không? Bởi lẽ: “Do sự phân cấp giữa trung ương và các cấp địa phương chưa rõ ràng và mạnh mẽ, những vấn đề thể hiện lợi ích có tính đặc thù cũng như thể hiện yêu cầu phát huy tính tự chủ, tự động của cơ quan

đại diện địa phương các cấp nên hoạt động của Hội đồng nhân dân khó tránh khỏi tính hình thức. Tính tự quản của Hội đồng nhân dân với tính cách là cơ quan đại diện của nhân dân có thể nói, đến nay còn lu mờ và điều này lại trực tiếp liên quan đến việc xác định ở cấp địa phương nào cần đại diện và từ đó việc đại diện mới có nội dung” (6).

Đối với hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân phường hiện nay còn khá nhiều bất cập. Phần lớn đại biểu ở trong nội thành các đô thị lớn là các cán bộ nghỉ hưu. Nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân không làm tròn trách nhiệm của mình trước dân và không có thực quyền, nên hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân phường không cao, chủ yếu công việc ở cơ sở hiện nay do các tổ dân phố, cụm dân cư đảm nhiệm.

Theo quy định của điều 118, Hiến pháp năm 1992 “Việc tổ chức Hội đồng nhân dân do luật định” do đó có thể sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo hướng không tổ chức Hội đồng nhân dân phường mà không vi phạm Hiến pháp.

Một vấn đề được đặt ra: Vậy tính chất đại diện ở phường hiện nay sẽ ra sao? Ai là đại diện tại cơ sở cho người dân đô thị? Theo chúng tôi Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có quy định về việc triệu tập họp hàng năm của các tổ trưởng dân phố ở phường để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của dân, các nhu cầu khác nảy sinh trong cuộc sống mà cơ quan có trách nhiệm định kỳ tiếp nhận, giải quyết chứ không ra nghị quyết và giám sát chung chung như hiện nay.

3.2.1.2. Đối với Uỷ ban nhân dân phường

Về tên gọi: Ủy ban nhân dân phường là cơ quan chấp hành, điều hành

các nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Những công việc hàng ngày đòi hỏi được giải quyết đối với Ủy ban nhân dân phường hiện nay đa dạng hơn Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Tuy nhiên, các công việc đó chủ yếu mang tính chất hành chính, chẳng hạn: xác nhận đăng ký hộ tịch, hộ khẩu, các giao dịch dân sự lớn, các quy định khác mang tính hành chính nhà nước … vv. Chính vì vậy

cần đổi từ “Ủy ban nhân dân phường” thành “Ủy ban hành chính phường” để phù hợp với tính chất, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban, bởi các lý do sau:

- Trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, hầu hết các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường đều xuất phát từ chức năng quản lý nhà nước của chính quyền. Ví dụ: trong quản lý kinh tế, trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo an ninh trật tự, thi hành pháp luật rất rõ tính chất cưỡng chế của cơ quan quyền lực nhà nước. Còn trong hệ thống pháp luật nước ta, hầu hết các quan hệ pháp luật, các ngành luật, các văn bản pháp luật (nhất là quan hệ pháp luật hành chính) đều ít nhiều quy định trách nhiệm của chính quyền cơ sở nói chung, chính quyền phường nói riêng. Chẳng hạn: Bộ luật Dân sự có nhiều quy định yêu cầu các giao dịch dân sự lớn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp phường; Luật Đất đai quy định về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp phường trong việc xác nhận hồ sơ, diện tích đất; Luật Hôn nhân và gia đình giao thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp phường xác nhận và đăng ký kết hôn… ngoài ra còn nhiều quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật khác đều xác định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp phường. Đây là những công việc hàng ngày mà nhân dân trên địa bàn lên hệ.

- Những cán bộ làm việc tại Ủy ban nhân dân phường hiện nay là công chức nhà nước, cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách. Họ làm việc theo các quy định của cơ quan hành chính, hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước và hoạt động theo các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hiện hành. Do đó việc đổi tên từ “Ủy ban nhân dân phường” thành “Ủy ban hành chính phường” là phù hợp với yêu cầu thực tế và nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, không làm mất đi tính nhân dân của bộ máy nhà nước, vẫn đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân, kế thừa tên gọi bộ máy nhà nước địa phương trong Hiến pháp năm 1946.

Về sự hình thành Ủy ban hành chính phường theo hướng không tổ chức

Phương án thứ nhất: Nhân dân trên địa bàn trực tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban hành chính phường. Việc bầu trực tiếp chỉ nên áp dụng với các phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh bởi lẽ: quá trình đô thị hóa ở đây chưa hoàn chỉnh; những quan hệ xã hội và văn hóa truyền thống cũng như mối liên kết họ hàng, dòng tộc vẫn còn và tương đối bền vững.

- Quy trình bầu Chủ tịch Ủy ban hành chính phường như sau: Hiệp thương, ứng cử từ các tổ chức quần chúng do Mặt trận Tổ quốc giới thiệu và từ cấp trên chỉ định ứng cử. Khi còn 1 hoặc 2 ứng cử viên thì tổ chức tuyên truyền về tiểu sử, năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức. Sau đó tiếp xúc cử tri tại các tổ dân phố của phường để ứng cử viên đề ra các phương án cụ thể trong nhiệm kỳ nếu trúng cử. Sau đó tổ chức bầu trực tiếp vào một ngày ấn định.

- Sau khi được dân bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban hành chính phường, người giữ chức vụ này được quyền lựa chọn giới thiệu các Phó chủ tịch và các thành viên Ủy ban hành chính theo cơ cấu và số lượng luật định, trình Ủy ban hành chính cấp trên phê chuẩn và công bố rộng rãi trong nhân dân. Đồng thời Chủ tịch Ủy ban hành chính phường có quyền tuyển chọn, giới thiệu, bổ nhiệm các chức danh chuyên môn ở phường.

Việc tổ chức bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban hành chính phường cùng một lúc thực hiện các mục tiêu sau:

Thứ nhất: Thể hiện bước tiến mới của quá trình dân chủ ở cơ sở, khắc

phục tình trạng bố trí, sắp đặt sẵn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của phường như hiện nay (tức là việc giữ chức Chủ tịch ủy ban nhân dân phường đã định sẵn, vấn đề còn lại là người đó có trúng cử vào Hội đồng nhân dân phường hay không).

Thứ hai: Đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch Ủy ban hành chính

phường. Khi được nhân dân trực tiếp bầu ra, thì trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch Ủy ban hành chính phường được nâng lên bởi những phương hướng, nhiệm vụ cụ thể, những lời hứa giải quyết bức xúc của nhân dân được thực hiện triệt để hơn. Việc nào làm được, không làm được, thời gian giải quyết

trong bao lâu sẽ được công bố công khai, để nhân dân được biết. Khắc phục tình trạng nhiệm vụ và kết quả chung chung, trách nhiệm không cụ thể. Thậm chí nhiều sự việc ở địa phương thuộc thẩm quyền của chính quyền cơ sở nhưng cả mấy nhiệm kỳ đều không giải quyết triệt để.

Thứ ba: Từng bước thay đổi tư duy, nhận thức của nhân dân về chính

quyền phường, phù hợp với xu thế dân chủ, tiến bộ hiện nay ở nước ta khi nền kinh tế phát triển và công nghệ thông tin hiện đại.

Thứ tư: Có thể lựa chọn được những cán bộ ưu tú, có năng lực lãnh đạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và phẩm chất chính trị vững vàng. Đồng thời, các ứng cử viên phải thường xuyên học tập, nâng cao năng lực cá nhân của mình. Khắc phục tình trạng ô dù, bè cánh hoặc “chạy chức, chạy quyền” diễn ra ở một số địa phương.

Tuy nhiên cần quy định cơ chế giám sát, miễn nhiệm, cách chức, từ chức nếu Chủ tịch Ủy ban hành chính phường và các thành viên Ủy ban hành chính không hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra trong các kỳ tiếp xúc cử tri.

Phương án thứ hai: Cấp trên bổ nhiệm trực tiếp Chủ tịch Ủy ban hành

chính phường. Phương án này cần thực hiện ở các đô thị lớn. Tại đây, tính chất công việc và quản lý, điều hành có phần khác hơn so với Ủy ban hành chính phường của các thị xã, thành phố thuộc tỉnh và có sự khác biệt với Ủy ban hành chính xã, thị trấn, nên việc bổ nhiệm là phù hợp vì quá trình đô thị hóa, văn hóa và lối sống đô thị.

Quy trình bổ nhiệm có thể tiến hành như sau: Thông qua hiệp thương, ứng cử của các ứng cử viên do cấp trên giới thiệu. Công khai xem xét đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức và uy tín trong nhân dân. Sau khi tham khảo ý kiến của đại diện các ngành, giới, đoàn thể và Đảng ủy cơ sở, Chủ tịch Ủy ban hành chính cấp trên ký quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban hành chính phường. Sau khi bổ nhiệm, Chủ tịch Ủy ban hành chính phường có quyền lựa chọn, giới thiệu Phó chủ tịch và các thành viên Ủy ban hành chính, các cán bộ ban, ngành thuộc ủy ban theo số lượng và cơ cấu pháp luật quy định để cấp trên xem xét phê chuẩn. Người được lựa chọn phải chịu trách nhiệm về mặt tổ chức đối với Chủ tịch Ủy ban hành chính phường. Những thông tin về danh

sách, tiểu sử, năng lực của Chủ tịch Ủy ban hành chính phường và các thành viên được công khai tới các tổ dân phố trên địa bàn để nhân dân liên hệ, giám sát.

Việc bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban hành chính phường có ưu điểm sau: - Tạo được sự thống nhất trong kỷ luật, kỷ cương hành chính trước hết ở cấp chính quyền cơ sở. Khắc phục từng bước tình trạng cục bộ địa phương và “trên bảo dưới không nghe – phép vua thua lệ làng” kéo dài trong thời gian qua ở nhiều địa phương.

- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan cấp trên trong việc giám sát, kiểm tra cấp dưới, vì cấp trên bổ nhiệm nhưng cũng phải chịu trách nhiệm về hoạt động của cấp dưới. Khi cấp dưới mắc khuyết điểm, sai phạm thì cấp trên cũng phải chịu một phần trách nhiệm;

- Việc bổ nhiệm chủ tịch Ủy ban hành chính phường là phù hợp với chủ trương luân chuyển cán bộ của Đảng và nhà nước, thực hiện Nghị quyết Trung ương III khóa VIII: “Quy định hợp lý số cán bộ chính quyền cơ sở có phân biệt theo đặc điểm và dân số của từng loại đơn vị cơ sở; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ phù hợp với chức danh của họ”. Theo tinh thần đó, một người không thể giữ mãi một chức vụ, tạo thuận lợi khi luân chuyển từ cơ quan cập trên về phường, từ phường lên hoặc từ phường này đến phường khác trong cùng một đơn vị hành chính …vv.

Tuy nhiên nếu thực hiện cơ chế bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban hành chính phường cần có những quy định chặt chẽ để tránh tình trạng cục bộ địa phương; tình trạng chạy chức, chạy quyền hoặc bao che cấp dưới khi có sai phạm khuyết điểm; hoặc lợi dụng chủ trương luân chuyển cán bộ để trốn tránh việc xử lý hoặc trù dập cán bộ cơ sở không thuộc phe cánh của mình.

Về phạm vi hoạt động: Cần xác định lại chức năng, nhiệm vụ của chính

quyền phường theo hướng: Phường không quản lý toàn diện cỏc hoạt động sản xuất như chính quyền xó mà tập trung vào việc quản lý đô thị, dân cư, văn hóa – xó hội, mụi trường. Đối với khu vực nội thành: Chính quyền phường chủ yếu thực hiện chức năng quản lý và hướng dẫn thi hành pháp luật với

nhiệm vụ cụ thể trong năm lĩnh vực, đó là: Quản lý dõn cư, hộ tịch, hộ khẩu và các chính sách khác của Nhà nước có liên quan đến biến động dân số; quản lý đất đai và trật tự xõy dựng; quản lý an ninh, trật tự an toàn xó hội và thi hành luật nghĩa vụ quõn sự; thực hiện chớnh sỏch lao động – thương binh và xó hội và cỏc chớnh sỏch khỏc cú liờn quan; thu thuế đối với các đối tượng kinh doanh dưới vốn pháp định. Cũn cỏc nhiệm vụ khỏc, trong đó có nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xó hội, xõy dựng đô thị do chính quyền cấp trên

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 73 - 81)