Các dạng mưa

Một phần của tài liệu bài giảng khí tượng đại cương (Trang 84 - 86)

- Nhiệt riêng cao

Chương 8: VỊNG TUẦN HỒN NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN VÀ CHẾ ĐỘ NƯỚC

8.9.3 Các dạng mưa

Dựa vào đặc điểm của mưa, người ta chia mưa thành các loại:

- Mưa phùn thường rơi từ mây St, Sc. Giọt mưa (tuyết, nếu nhiệt độ thấp) rất nhỏ,

- Mưa dầm thường rơi từ các mây Ns, As và đơi khi từ Sc; xảy ra ở các

front nĩng. Đặc điểm: thời gian mưa kéo dài, trên một phạm vi rộng lớn; cường độ ít thay đổi, kích thước giọt mưa trung bình.

- Mưa rào thường rơi từ mây Cb. Đặc điểm: thời gian mưa ngắn, trên một khu vực

hẹp; cường độ lớn (trên 1 mm.phút-1) và thay đổi nhiều, đường kính hạt mưa lớn, bắt đầu và kết thúc mưa đột ngột. Vào mùa hè chúng là những hạt mưa to, thường kèm theo dơng tố, trong mùa đơng chúng tạo thành những trận tuyết rơi.

- Mưa đá được hình thành từ mây Cb cĩ phần trên là những tinh thể băng, phần dưới là những giọt nước lạnh. Những tinh thể băng đủ lớn rơi xuống gặp những giọt nước lạnh và bị nước bao quanh; dịng đối lưu lại đẩy chúng lên, rồi lại rơi xuống (do trọng lượng); cứ như thế, tinh thể băng lớn dần, và rơi xuống đất khi đủ nặng. Trên đường đi, các tinh thể băng cũng cĩ thể bị tan ra, tạo thành mưa bình thường.

Lượng mưa (mm) được tính bằng chiều cao của lớp nước mưa trên mặt phẳng nằm ngang trong điều kiện nước khơng bốc hơi, khơng thấm đi và khơng chảy mất.

Cường độ mưa (mm.phút-1) là lượng mưa trong một phút. Quy định về diện mưa (khu vực mưa):

+ Mưa vài nơi: số trạm cĩ mưa  1/3 tổng số trạm đo mưa khu vực;

+ Mưa rải rác: số trạm cĩ mưa > 1/3 nhưng  ½ tổng số trạm đo mưa khu vực; + Mưa nhiều nơi: số trạm cĩ mưa > ½ tổng số trạm đo mưa khu vực.

Quy định về lượng mưa:

+ Mưa khơng đáng kể: lượng mưa từ 0,0 – 0,5 mm; + Mưa nhỏ: lượng mưa từ 0,5 – 10,0 mm;

+ Mưa vừa: lượng mưa từ 10,0 – 50,0 mm; + Mưa to: lượng mưa từ 50,0 – 100,0 mm; + Mưa rất to: lượng mưa > 100,0 mm.

Một phần của tài liệu bài giảng khí tượng đại cương (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)