Một số nét đặc trưng của khí hậu Việt Nam 1 Chế độ bức xạ

Một phần của tài liệu bài giảng khí tượng đại cương (Trang 122 - 123)

- Nhiệt riêng cao

Chương 12: KHÍ HẬU VIỆT NAM

12.2 Một số nét đặc trưng của khí hậu Việt Nam 1 Chế độ bức xạ

12.2.1 Chế độ bức xạ

Nhìn chung chế độ nắng và bức xạ ở nước ta rất phong phú. Về cơ bản hàng năm nước ta nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời; điều này quy định tính nhiệt đới của

khí hận nước ta. Tổng bức xạ hàng năm nhận được của mỗi miền nam và bắc lần lượt là 130 và 95 – 100 Kcal.cm-2.year-1.

Xét chung tồn năm, tổng bức xạ tăng dần từ bắc vào nam. Tuy nhiên sự phân bố tổng bức xạ luơn tuân theo quy luật hoạt động của giĩ mùa:

- Ở miền bắc, tổng bức xạ nhỏ nhất (khoảng 7 – 8 Kcal.cm-2.month-1) vào các tháng 1 – 2 (chỉ đạt 4 – 5% tổng lượng tồn năm); trong đĩ tổng bức xạ nhỏ nhất ở khu vực Vinh, Hà Tỉnh, là những nơi cĩ nhiều mầy do ảnh hưởng của front lạnh dừng trên Trường Sơn bắc.

- Ở Tây bắc và miền nam, trong thời gian này do trời quang mây nên tổng bức xạ đạt > 10 Kcal.cm-2.month-1 và sang tháng 3 – 4 trị số này bắt đầu tăng đột ngột.

- Từ tháng 5 – 9, tổng bức xạ ở miền bắc đạt giá trị lớn nhất, với cực đại là tháng 7 (đạt 16 – 17 Kcal.cm-2.month-1), trong đĩ, do chịu ảnh hưởng của giĩ lào, tổng bức xạ vùng Nghệ An, Quảng Bình nhận được rất lớn. Ngược lại, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mùa mưa, trong thời gian này, tổng bức xạ ở miền nam giảm và đạt cực tiểu ở tháng 7.

- Từ tháng 10, tổng bức xạ nhận được ở miền bắc giảm, ngược lại trị số này tăng lên ở miền nam.

Về số giờ nắng, cĩ thể nhận thấy tương quan chặt chẽ giữa tổng bức xạ và thời gian cĩ nắng trong tháng. Dựa vào tổng số giờ nắng, cĩ thể chia nước ta thành hai khu vực: miền bắc (từ Đồng Hới trở ra) cĩ tổng số giờ nắng dưới 2.000 giờ/năm và miền nam (từ Huế trở vào) cĩ tổng giờ nắng xấp xỉ 3.000 giờ/năm.

Một phần của tài liệu bài giảng khí tượng đại cương (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)