Chương 23: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THAY ĐỔI KHÍ HẬU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu bài giảng khí tượng đại cương (Trang 172 - 175)

- Sự định cư của con ngườ

Chương 23: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THAY ĐỔI KHÍ HẬU VIỆT NAM

KHÍ HẬU VIỆT NAM

Nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu ở nước ta được tiến hành trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cịn nghèo nàn, lạc hậu, vì vậy phương pháp nghiên cứu tương đương(30)

(analogie) được xem là thích hợp nhất.

Ở nước ta vấn đề thay đổi khí hậu xảy ra phức tạp, cần nghiên cứu cơ chế của các biến đổi này.

23.1 Biến đổi về nhiệt độ

Từ năm 1927 đến nay, xu thế thay đổi khí hậu về mặt chế độ nhiệt khơng xảy ra theo một hướng chung:

+ Nhiệt độ tăng rõ rệt ở Bắc Trung bộ cho đến Quảng Nam, Đà Nẳng, trung bình tăng 0,2 – 0,3oC/năm và dự kiến đến 2050, mức độ tăng của nhiệt độ cĩ thể cao hơn.

+ Ở miền Bắc, Tây nguyên và Nam bộ, sự tăng nhiệt độ khơng đáng kể; một số vùng núi phía Bắc, nhiệt độ lại cĩ xu hướng giảm.

23.2 Một số hệ quả của biến đổi khí hậu

* Đối với hệ sinh thái rừng: các nghiên cứu về hệ quả của thay đổi khí hậu ở vùng rừng Ninh Thuận – Bình Thuận cho kết quả: trước kia, diện tích rừng tự nhiên ở đây là 1.154.500 ha, nhưng nay cĩ đến 48% tổng diện tích rừng bị tán phá; phần rừng cịn lại cũng chủ yếu là rừng thưa, cây bụi thấp.

(30)

Phương pháp tương đương là phương pháp đánh giá thay đổi khí hậu của một vùng dựa vào những văn bản mơ tả thay đổi khí hậu đã qua và trong tương lai mà các nước phát triển đã nghiên cứu và đề xuất để đối chiếu với điều kiện cụ thể của vùng, từ đĩ đánh giá thay đổi khí hậu của vùng.

Ở nước ta, do những điều kiện chiến tranh, trình độ phát triển, … số liệu quan trắc cịn lưu trử khơng nhiều, nên đơi khi phải sử dụng các ghi chép lịch sử hoặc bổ sung từ các tài liệu nước ngồi (như Tập số liệu khí tượng Á Đơng của Nhật Bản, hoặc số liệu của phịng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge của Bộ Năng lượng Mỹ, hoặc tài liệu khí hậu về Đơng Dương, …).

Do rừng bị phá hại nghiên trọng, mặt đất khơng cịn cây che phủ nên

nguồn nước ngày càng cạn kiệt, nhiệt độ đất và khơng khí tăng lên rõ rệt, bình qn tăng 0,3oC/năm. Dự đốn đến năm 2070, mức độ tăng nhiệt độ cĩ thể đến 1oC/năm.

Để ổn định được chế độ nhiệt – ẩm, giải pháp được cho là khả thi là trồng - bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống thủy lợi hồn chỉnh.

* Đối với rừng ngập mặn: theo Maurand (1943), diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam trước năm 1945 khoảng 400.000ha, tập trung chủ yếu ở Cà Mau, Sĩc Trăng, Biên Hịa. Tác dụng chính của rừng ngập mặn là bảo vệ vùng ven biển, duy trì cân bằng hệ sinh thái ven biển, hạn chế sự xâm nhập của mặn vào đất liền.

Trong những năm gần đây rừng ngập mặn ven biển bị phá hoại một cách nghiêm trọng: phá rừng làm đầm nuơi tơm, nước biển dâng lên nhấn chìm các rừng ngập mặn, …

* Sử dụng năng lượng và thay đổi khí hậu ở Việt Nam: là nước đang phát triển với tốc độ nhanh, nhu cầu sử dụng năng lượng cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở nước ta đang ngày càng tăng mạnh, nhất là các dạng than đá, dầu mỏ, xăng nhớt, khí đốt… Thế nhưng việc sử dụng các dạng năng lượng này lại tăng thêm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển, thúc đẩy q trình thay đổi khí hậu theo chiều hướng xấu hơn nữa.

* Thay đổi khí hậu và tài nguyên nước

Nước ta đã được biết đến như một xứ sở đầy nước với hệ thống sơng ngịi chằn chịt và bờ biển dài từ Bắc đến Nam, thế nhưng hiện nay bên cạnh những vùng bị lũ lụt nhiều hơn, nghiêm trọng hơn, nhiều nơi đang đối mặt với hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, hoặc phải dùng nước bẩn, nước ơ nhiễm, …

Các quan sát cho thấy tình trạng thiếu nước ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn; song cũng theo dự báo, đến năm 2070, lũ ở một số vùng, nhất là ở Trung bộ sẽ tăng từ 4 – 8%; ngược lại ở Bắc bộ, lũ sẽ ít xuất hiện hơn.

* Thay đổi khí hậu và sản xuất nơng nghiệp

Các nghiên cứu cho thấy do nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên, cường độ quang hợp, sinh khối và năng suất của cây trồng tăng. Thế nhưng thiệt hại do sự thiếu nước, do sự tàn phá thảm xanh của con người và cả sự tăng dân số lại lớn hơn, đã thực sự là thử thách to lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại trong tương lai.

23.3 Đề xuất một số giải pháp ứng phĩ với biến đổi khí hậu

Thay đổi khí hậu thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai tồn tại và phát triển của con người. Theo nhiều nhà khoa học và hoạt động mơi trường, dù sao những cố gắng bảo vệ mơi trường và tài nguyên khí hậu nếu được quan tâm một cách nghiêm túc ngay từ bây giờ thì cũng chưa phải là quá muộn. Tùy điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, cĩ thể xem xét áp dụng một số giải pháp sau:

+ Tăng cường giáo dục cho người dân về luật mơi trường và các luật liên quan. Tổ chức và tạo điều kiện cho người dân chấp hành tốt các luật mơi trường.

+ Tăng cường giáo dục về mơi trường và bảo vệ mơi trường trong trường học cũng như trong tồn xã hội nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm, tự giác của người dân đối với việc xây dựng và bảo vệ mơi trường xung quanh, bằng chính những hoạt động bình thường hàng ngày (rác, bảo vệ cây, …).

+ Ngay lập tức cĩ những giải pháp để bảo vệ hiệu quả phần diện tích rừng cịn lại. + Trồng, chăm sĩc và xây dựng lại những khu rừng ở những vùng xung yếu, nhựng lưu vực sơng, khu vực rừng phịng hộ, …

+ Cần cĩ chính sách và quy định về việc sử dụng các dạng nguyên liệu hĩa thạch. Đặc biệt cần vận động sự tự giác tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất và tiêu dùng; hạn chế thải các khí nhà kính vào khơng khí.

+ Cĩ quy định và quy trình xử lý rác và nước thải trong sinh hoạt và sản xuất. Tránh làm tổn thương thêm mơi trường cũng như tài nguyên khí hậu.

Phần: IV

Một phần của tài liệu bài giảng khí tượng đại cương (Trang 172 - 175)