Đảng lãnh đạo công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa 1954 1996 –

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử đảng (Trang 53 - 57)

III. Đảng lãnh đạo đổi mới toàn diện từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 6 năm

1. Đảng lãnh đạo công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa 1954 1996 –

a. Đảng lãnh đạo công nghiệp hoá trong những năm trớc đổi mới (1954 – 1985)

Bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng ta đã quan tâm đến vấn đề công nghiệp hoá. Nghị quyết Bộ Chính trị (1-1956) đã xác định phơng pháp chủ yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ...

Đại hội III của Đảng (9-1960) chỉ rõ: “Muốn cải biến tình trạng nông nghiệp lạc hậu hiện nay của nớc ta, đa nớc ta từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên chế độ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chúng ta không có con đờng nào khác ngoài con đờng công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa”. Từ đó Đại hội xác định “Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nớc ta”. Đại hội xác định mục tiêu đích của công nghiệp hoá là: “Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cơ bản cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Nhiệm vụ, nội dung công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp hoá với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, u tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nớc ta từ một nớc nông nghiệp lạc hậu thành một nớc có công nghiệp hiện đại và nông nghiệphiện đại”. Đại hội nhấn mạnh: “Điểm mấu chốt trong công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là u tiên phát triển công nghiệp nặng”. Đại hội cho rằng ta có lợi thế về tài nguyên, sức lao động, đợc sự giúp đỡ to lớn của các nớc xã hội chủ nghĩa nên có điều kiện thực hiện công nghiệp hoá với tốc độ cao.

Để thực hiện các nội dung công nghiệp hoá trên đây, Đại hội đã đề ra các giải pháp cơ bản trong phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, phát triển các nguồn lực lao động, kết hợp phát triển kinh tế với tăng cờng củng cố quốc phòng, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh đi đôi với sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của các nớc anh em.

Những quan điểm, chủ trơng, giải pháp về công nghiệp hoá mà Đại hội III nêu ra cơ bản là đúgn đắn. Tuy nhiên cũng còn bộc lộ một số hạn chế. Đó là t tởng chủ quan nóng vội, muốn đẩy nhanh tốc độ thực hiện công nghiệp hoá khi cha chuẩn bị đầy đủ các tiền đề cần thiết nhất là các tiền đề về kinh tế, kỹ thuật; cha bám sát tình hình thực tiễn của miền Bắc nên chủ trơng u tiên phát triển công nghiệp nặng đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ là không sát, tính khả thi không cao, không thấy hết mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa công nghiệp và nông nghiệp nhất là cha hiểu đúng vai trò, vị trí của ngành kinh tế nông nghiệp của miền Bắc.

Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, song những quan điểm, chủ trơng, giải pháp về công nghiệp hoá của Đại hội III có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển và từng bớc hoàn thiện về quan điểm, nội dung, hình thức, bớc đi của công nghiệp hoá trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cữu nớc, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: cả nớc độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, dới ánh sáng của đờng lối do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đề ra. Về công nghiệp hoá Đại hội đã khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, đồng thời xác định nội dung công nghiệp hoá là u tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nớc thành một cơ cấu công – nông nghiệp.

So với Đại hội III, nội dung công nghiệp hoá của Đại hội IV có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn nớc ta. Đảng ta đã nhận thức đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, về vai trò vị trí của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đặc biệt là vai trò nông nghiệp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nớc ta.

Tuy vậy, Đại hội vẫn cha cụ thể hoá nội dung công nghiệp hoá cho từng chặng đ- ờng, chủ quan nóng vội muốn đẩy mạnh công nghiệp hoá khi cha chuẩn bị đầy đủ các tiền đề cần thiết, đầu t phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp nặng tràn lan, đầu t phát triển nông nghiệp không cân đối. Vì thế nông nghiệp cha thực sự phát huy vai trò cơ sở trong nền kinh tế quốc dân.

Do nhận thức đúng đắn hơn về đặc điểm, tính chất của thời kỳ quá độ, về sự phân kỳ của thời kỳ quá độ ở nớc ta nên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3- 1982) đã xác định rõ nội dung công nghiệp hoá trong chặng đờng đầu là: “Cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đa nông nghiệp một bớc lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp, hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý”. Đây là một sự chuyển hớng quan trọng về t duy công nghiệp hoá của Đảng. Nội dung công nghiệp hoá nói trên thực chất là nhằm chuẩn bị các tiền đề kinh tế – xã hội cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở chặng đờng sau. Tuy vậy trong quá trình tổ chức thực hiện không nghiêm túc, triệt để, do đó nông nghiệp vẫn ở trong tình trạng trì trệ khó khăn. Đại hội VI đã nghiêm túc kiểm tra về

thiếu sót đó. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi Đảng ta phải tìm tòi, đổi mới t duy vì công nghiệp hoá để phát triển kinh tế, phát triển đất nớc. Đó là yêu cầu khách quan cấp thiết của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nớc ta.

b. Sự phát triển nhận thức của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc trong những năm đầu đổi mới (1986 1996).

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) đã đề ra đờng lối đổi mới toàn diện, đồng bộ, triệt để trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội trong đó có những đổi mới quan trọng về công nghiệp hoá,

Trớc hết, Đại hội khẳng định t tởng đúng đắn của Đại hội V về nội dung công nghiệp hoá trong chặng đờng đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta. Đại hội đã cụ thể hoá hơn nữa nội dung công nghiệp hoá trong những năm còn lại của chặng đờng đầu tiên, trớc mắt trong kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) là “phải thật sự tập trung sức ngời, sức của vào việc thực hiện cho đợc ba chơng trình mục tiêu về lơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.

Đề ra 3 chơng trình mục tiêu trên đã phản ánh đúng nhu cầu cấp bách của sản xuất và đời sống, phản ánh đúng khả năng, trình độ của nền sản xuất xã hội. Vì thế đợc thực tiễn chấp nhận và tạo nên những bớc chuyển biến hết sức căn bản của nền kinh tế – xã hội nhất là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) tiếp tục bổ sung, phát triển đờng lối đổi mới của Đại hội VI trên nhiều lĩnh vực trong đó có nội dung về công nghiệp hoá. Đại hội chỉ ra nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta là: Phát triển lực lợng sản xuất, công nghiệp hoá đất nớc theo hớng hiện đại, gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Đại hội xác định nội dung yêu cầu của công nghiệp hoá trong những năm 1991 – 1995 là: “Đẩy mạnh ba chơng trình kinh tế với những nội dung cao hơn trớc và từng bớc xây dựng cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hoá”. Đại hội còn nhấn mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nớc đòi hỏi phải có chính sách công nghệ thích hợp, tận dụng đợc lợi thế của n- ớc đi sau trong điều kiện mới của cách mạng khoa học về công nghệ trên thế giới.

Dới ánh sáng của đờng lối đổi mới do Đại hội VI đề ra. Đại hội VII bổ sung, phát triển, chúng ta đã tạo ra đợc thế và lực mới. Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (1- 1994) đã chủ trơng “đa đất nớc chuyển dần dang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bớc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc”. Hội nghị đã nêu lên các quan điểm cơ bản cần thấu suốt khi xác định phơng hớng, quy mô, bớc đi của tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Ngoài ra hội nghị còn đề ra các yêu cầu và giải pháp cụ thể về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian từ nay đến cuối thập kỷ 90.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII về đẩy tới một bớc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ơng lần thứ bảy, (khoá VII) (7-1994) đã ra nghị quyết chuyên đề về “Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới”. Nghị quyết đã nêu ra khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá: là một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sách sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phơng tiện và phơng pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Nghị quyết xác định mục tiêu lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mục tiêu đến năm 2000.

c. Thành tựu và những vấn đề rút ra.

Sau nhiều năm kiên trì thực hiện công nghiệp hoá, cách mạng nớc ta đã đạt đợc một số kết quả bớc đầu rất quan trọng có ý nghĩa trên nhiều mặt.

Thành tựu nổi bật là đã xây dựng đợc một số cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là một loạt các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện cùng với hệ thống đờng dây tải điện đợc xây dựng rộng khắp, cung cấp nguồn điện đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội; hệ thống giao thông đờng bộ, đờng sắt, sân bay, bến cảng, kho bãi đợc đầu t, nâng cao góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nớc; hệ thống thông tin, bu chính viễn thông phát triển mạnh mẽ; công tác thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp chế tạo máy, sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, khai khoáng có nhiều tiến bộ, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu quốc phòng – an ninh.

Quá trình thực hiện công nghiệp hoá đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu vùng, miền, cơ cấu trình độ tổ chức, quy mô sản xuất đều có bớc phát triển mới. Đặc biệt công nghiệp hoá đã làm cho tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế không ngừng tăng lên, chiếm tỉ trọng lớn trong GDP và trong lao động xã hội.

Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo trong những năm đổi mới có bớc tiến vợt bậc. Khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ phát triển mạnh và đợc ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất. Khoa học xã hội nhân văn, nghiên cứu, phục vụ đắc lực cho việc hoạch định đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng, Nhà nớc, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Công tác giáo dục và đào tạo phát triển, không ngừng nâng cao dân trí, bồi dỡng nguồn nhân lực ngày càng dồi dào, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.

Sự nghiệp công nghiệp hoá trong những năm qua đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về kinh tế đối ngoại. Kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng, giảm nhập khẩu các mặt hàng ta có khả năng sản xuất đợc. Đến năm 1996 nớc ta có quan hệ buôn bán với hơn 100 nớc và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nớc ngoài đầu t vào Việt Nam ngày càng tăng, đây là nguồn lực quan trọng góp phần tạo ra thế và lực mới cho cách mạng nớc ta.

Tuy vậy, thực hiện công nghiệp hoá trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, sai lầm. Khuyết điểm lớn nhất là t tởng chủ quan nóng nội, chủ trơng đẩy mạnh công nghiệp hoá khi cha đủ tiền đề cần thiết. Trong nhiều năm tập trung đầu t tràn lan cho xây dựng cơ bản, phát triển công nghiệp, nhng hiệu quả thấp, ảnh hởng đến phát triển kinh tế và bảo đảm đời sống nhân dân.

Quá trình công nghiệp hoá ở một nớc nông nghiệp, nhng trong nhiều năm chúng ta cha quan tâm đúng mức đến công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, cha phát huy đợc những nguồn lực sẵn có trong lĩnh vực nông nghiệp để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, ổn định cải thiện đời sống nhân dân.

Nguyên nhân chủ yếu của những khuyết điểm, sai lầm trên bắt nguồn từ t tởng chủ quan, nóng vội, giáo điều, không bám sát nhu cầu thực tiễn Việt Nam, cha tranh thủ, tận dụng nguồn lực bên ngoài có hiệu quả.

Từ thực trạng của quá trình thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong những năm qua, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Một là, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta. Nội dung, hình thức, bớc đi của công nghiệp hoá phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Việt Nam công

nghiệp hoá phải gắn với hiện đại hoá, chỉ có nh thế mới hiện đại hoá đợc nền kinh tế, hiện đại hoá đất nớc.

Hai là, cần động viên, khai thác mọi lực lợng, mọi thành phần kinh tế, mọi tiềm

năng của đất nớc vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài, kết hợp nội lực với ngoại lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, nhng lấy nội lực là chủ yếu quyết định.

Ba là, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa phải tuên thủ các bớc theo

quy luật chung, vừa biết đi tắt, đón đầu, tạo ra những bớc nhảy vọt, tranh thủ điều kiện thuận lợi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, từng bớc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Bốn là, muốn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc phải chuẩn bị các

tiền đề cần thiết về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại, trong đó tiền đề kinh tế đặc biệt quan trọng cần phải đợc chuẩn bị chu đáo.

Năm là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc phải luôn giữ vững

định hớng xã hội chủ nghĩa phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử đảng (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w