2.1.1. Mục đích dạy học.
Về mục tiêu Giáo dục THPT, luật Giáo dục quy định: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả Giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thơng, có những hiểu biết thơng thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [51, tr. 3].
Do xu thế hội nhập trên thế giới hiện nay, hoà chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới trong lĩnh vực chương trình, sách giáo khoa. “Chương trình của các nước đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, trực tiếp góp phần cải thiện nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống của con người; khắc phục tình trạng học tập nặng nề, căng thẳng gây mất hứng thú và niềm tin đối với việc học tập của học sinh; giáo dục thốt li cuộc sống, q nhấn mạnh đến tính hệ thống, yêu cầu quá cao về mặt lí thuyết mà coi nhẹ những tri thức và kĩ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh khiến năng lực của người học bị hạn chế ...” [50, tr. 5]
Do đó, để bước đầu góp phần tạo lập được trong tư tưởng học sinh một bức tranh gần đúng của thế giới hiện thực, để tận dụng những khả năng của Thống kê tốn và Lí thuyết xác suất trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, từ đó góp phần chuẩn bị tốt hơn cho học sinh bước vào cuộc sống lao động và học tập sau này, việc học Thống kê tốn và Lí thuyết xác suất ở trường phổ thông phải tạo điều kiện cho học sinh vượt ra ngồi khn khổ của quyết định luận cơ học, hình thành cho các em những tư tưởng về biến cố ngẫu nhiên và xác suất, mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Chính vì vậy mà B.V.Gnheđenko cùng nhiều nhà tốn học và sư phạm Xơ viết khác đã khẳng định rằng: “Trước hết phải thừa nhận quy định chung về tính tất yếu của sự phát triển có hệ thống ở học sinh những tư tưởng về sự tồn tại trong tự nhiên những quy luật của một thiên nhiên rộng lớn hơn, bao la hơn của thuyết quyết định luận cổ truyền nghiêm ngặt. Đó chính là những quy luật thống kê” [22, tr. 41].
Tổ hợp và Xác suất là hai nội dung kiến thức có liên quan chặt chẽ với nhau. Với những bài tốn tính xác suất theo định nghĩa cổ điển quy về bài tốn đếm số phần tử trong khơng gian mẫu và số phần tử của tập mô tả biến cố đang xét, thành thử nó liên quan chặt chẽ đến kiến thức tổ hợp. Nội dung Tổ hợp thì đã được đưa
vào dạy ở bậc THPT từ lâu, nhưng Xác suất thì đây là nội dung mới (khơng kể đến chương trình phân ban thí điểm năm 1995). Với mục đích gắn liền với thực tiễn, mục đích giáo dục tồn diện và hỗ trợ cho việc dạy và học các môn học khác.
Ngay trước khi đưa Lí thuyết xác suất vào mơn Tốn chương trình phân ban thí điểm năm 1995, Trong cơng trình nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng đã khẳng định: “Có thể nói rằng trào lưu chung của giáo dục Thống kê tốn và Lí thuyết xác suất ở trường phổ thơng trên thế giới hiện nay là: Việc dạy học một