Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thanh toán của một số Ngân hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.DOC (Trang 36)

1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Để cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn qua ngân hàng. Dịch vụ thanh toán hóa đơn qua ngân hàng được xây dựng trên nền tảng công nghệ Ngân hàng hiện đại và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà cung cấp dịch vụ với BIDV. Ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ ngày trên các kênh thanh toán: thẻ ATM, tiền mặt tại quầy, ủy nhiệm thu và ủy nhiệm chi.

Nội dung của dịch vụ:

• Trên cơ sở thống nhất cao giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dung dịch vụ về việc thanh toán hoá đơn qua các kênh thanh toán của BIDV.

• Bằng sự kết hợp chặt chẽ giữa BIDV và các nhà cung cấp dịch vụ, dữ liệu về hoá đơn dịch vụ được BIDV lưu giữ một cách cụ thể, và đảm bảo bí mật.

Tiện ích của dịch vụ cho nhà cung cấp dịch vụ và cho khách hàng:

- Đối với nhà cung cấp:

• Tiết kiệm chi phí kinh doanh như chi phí cho bộ phận chuyên thu, bộ phận kế toán quản lý công nợ.

• Quản lý chặt chẽ công nợ, vì BIDV gửi đến cho khách hàng file chi tiết về các hoá đơn đã thanh toán, chưa thanh toán khi khách hàng yêu cầu.

• Tập trung vốn nhanh vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, hưởng lãi tiền gửi tại ngân hàng, đồng thời khách hàng có thể quản lý vốn hiệu quả hơn.

• An toàn, thuận tiện trong công tác tài chính, kế toán. - Đối với Khách hàng sử dụng:

• Tiết kiệm thời gian.

• Thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp

• Có thể trả tiền hoá đơn dịch vụ tại bất cứ nơi nào.

• Đặc biệt, nếu khách hàng có thẻ ATM của BIDV thì khách hàng có thể sử dụng dịch vụ này bằng thẻ ATM.

Thủ tục

• Khách hàng có thể đăng ký sử dụng dịch vụ với nhà cung cấp dịch vụ bằng việc thống nhất phương thức thanh toán hoá đơn dịch vụ

• Hoặc có thể đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ tại các quầy giao dịch của BIDV. Chúng tôi sẽ chuyển yêu cầu của khách hàng tới nhà cung cấp dịch vụ.

• Đối với nhà cung cấp dịch vụ: ký kết hợp đồng về phát triển dịch vụ thanh toán hoá đơn với BIDV.

1.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB)

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam có rất nhiều các dịch vụ thanh toán khác nhau như: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ séc, dịch vụ trả lương tự động và dịch vụ thanh toán gạch nợ tự động tiền mua bán hàng hóa và dịch vụ qua các kênh thanh toán ngân hàng (thanh toán Billing). Trong đó, đối với dịch vụ séc ngân hàng có:

Dịch vụ séc trong nước - Cung ứng séc trong nước:

+ Hình thức cung ứng

VCB cung cấp dịch vụ bán séc trắng cho khách hàng có yêu cầu và đáp ứng các điều kiện khi sử dụng séc.

Khách hàng khi sử dụng dịch vụ cung ứng séc của VCB có thể củng cố khả năng thanh toán của tờ séc, tăng tính bảo đảm của khoản thanh toán bằng cách yêu cầu VCB bảo chi cho tờ séc.

+Lợi ích khi sử dụng sản phẩm:

• Là một kênh thanh toán không dùng tiền mặt hữu hiệu, giúp Quý khách giảm thiểu rủi ro do mang nhiều tiền mặt bên mình mà vẫn đảm bảo khả năng chi trả tức thì.

• Mạng lưới thanh toán rộng khắp Việt Nam và quốc tế (trường hợp séc ký phát bằng ngoại tệ). Người thụ hưởng có thể xuất trình séc tại bất kỳ chi nhánh nào của Ngân hàng Ngoại thương để thanh toán hoặc bất kỳ ngân hàng thương mại nào để nhờ thu.

• Là loại hình sản phẩm có kết cấu mở, linh hoạt. Quý khách có thể lựa chọn: 1. Chỉ trả vào tài khoản. Người thụ hưởng không thể nhận tiền mặt. Điều

này hạn chế rủi ro thanh toán không đúng cho người thụ hưởng.

2. Séc gạch chéo. Quý khách có thể giới hạn phạm vi thanh toán của tờ séc cho một ngân hàng nhất định hoặc cho người hưởng có tài khoản tại ngân hàng đó.

3. Ký phát séc bằng VND hoặc ngoại tệ. + Điều kiện sử dụng sản phẩm:

• Khách hàng muốn mua séc trắng phải đảm bảo đủ hai điều kiện: 1. Mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Ngoại thương;

2. Không bị cấm sử dụng séc hoặc không bị đình chỉ quyền ký phát séc.

• Khách hàng có thể mua séc trắng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương bất kỳ.

• Khách hàng lập Giấy đề nghị bán séc (theo mẫu).

- Thanh toán séc trong nước:

VCB cung cấp dịch vụ thanh toán ngay cho séc do khách hàng sử dụng dịch vụ cung ứng séc của VCB ký phát.

Người xuất trình có thể lựa chọn:

• Xuất trình tại quầy: Khách hàng có thể xuất trình séc để thanh toán tại bất kỳ chi nhánh nào của VCB trong cả nước.

• Xuất trình qua trung tâm thanh toán bù trừ.

VCB có chương trình theo dõi séc thất lạc, séc mất cắp trên toàn hệ thống, giảm thiểu rủi ro thanh toán không đúng cho người thụ hưởng.

- Nhờ thu séc trong nước:

VCB cung cấp dịch vụ thu hộ séc do một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác phát hành. Số tiền của séc được ghi có cho khách hàng sau khi được tổ chức thanh toán chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán, thông thường trong vòng từ 3 – 5 ngày.

Lợi ích khi sử dụng sản phẩm

Khách hàng có thể xuất trình séc để nhờ thu tại bất kỳ chi nhánh nào của VCB trong cả nước.

VCB chủ động liên hệ với tổ chức thanh toán để đảm bảo cập nhật với khách hàng tình trạng của séc trong thời gian sớm nhất.

Dịch vụ séc nước ngoài - Thanh toán séc nước ngoài:

VCB cung cấp dịch vụ thanh toán cuối cùng cho séc do một ngân hàng đại lý ở nước ngoài của VCB ký phát, chỉ định VCB làm ngân hàng thanh toán.

Lợi ích khi sử dụng sản phẩm

• Séc có thể được gửi trực tiếp từ nước ngoài về VCB, VCB tự động hạch toán vào tài khoản rồi thông báo cho khách hàng; hoặc thông báo cho khách hàng ra chi nhánh VCB thuận tiện nhất để làm thủ tục. Khách hàng có thể dễ dàng nhận được tiền mà không tốn thời gian, chi phí đi lại.

• Trường hợp séc được gửi thẳng tới người thụ hưởng, người thụ hưởng có thể xuất trình séc để thanh toán tại bất kỳ chi nhánh VCB nào.

- Nhờ thu séc nước ngoài:

VCB cung cấp dịch vụ nhờ thu séc với ngân hàng nước ngoài.

Lợi ích khi sử dụng sản phẩm

• Khách có thể xuất trình séc để nhờ thu tại bất kỳ chi nhánh nào của VCB trong cả nước.

• VCB ký kết các hợp đồng, thoả thuận nhờ thu séc với nhiều NHĐL trên thế giới, đảm bảo séc được tập trung gửi đi nhờ thu liên tục, số tiền của séc được thanh toán trong thời gian sớm nhất.

• VCB chủ động liên hệ với tổ chức thanh toán để đảm bảo cập nhật với khách hàng tình trạng của séc trong thời gian sớm nhất.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng Liên Doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Tên đơn vị: Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội - Địa chỉ: 17B Hàn Thuyên Phạm Đình Hổ, Hà Nội

Ngày 22/6/1999, tại Viêng Chăn thủ đô của nước CHDCND Lào, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động, là Liên doanh giữa hai ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Lào và NHĐT&PT Việt Nam.

Trải qua quá trình hoạt động kinh doanh, được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ban ngành hữu quan hai nước, sự giúp đỡ mọi mặt của hai Ngân hàng đối tác cùng với sự nỗ lực vươn lên của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã từng bước trưởng thành và phát triển về số và chất lượng của qui mô hoạt động dịch vụ, thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là công tác chuyển đổi LAK/VND để phục vụ trong thanh toán giữa các Doanh nghiệp hai nước, góp phần thực hiện chính sách về tài chính tiền tệ, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào việc phát triển quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã thành lập thêm các chi nhánh trở thành một hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt: Ngày 27/03/2000 thành lập Chi nhánh Hà Nội, ngày 22/06/2001 thành lập Chi nhánh Chăm Pa Sak, ngày 23/04/2003 thành lập chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh đã tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt tiếp cận và phục vụ khách hàng trên địa bàn Chi nhánh và các địa bàn lân cận, là cầu nối trong thanh toán giữa hai nước, thông qua công tác chuyển đổi LAK/VND đã góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào - Việt.

Chi nhánh Hà Nội là Chi nhánh đầu tiên của hệ thống được thành lập, hoạt động theo phương châm thuận tiện, nhanh chóng, an toàn tuân thủ pháp luật, trong 5 năm

qua Chi nhánh Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ, phân đấu thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra, là một đơn vị vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự trưởng thành và phát triển chung của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng Lào -Việt chi nhánh Hà Nội

2.1.2.1 Mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội Hà Nội

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chứca) Văn phòng a) Văn phòng

Văn phòng thực hiện hai nhiệm vụ: Tổ chức cán bộ và hành chính văn phòng. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:

Công tác tổ chức cán bộ:

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc hình thành mô hình tổ chức bộ máy, thành lập, sáp nhập, tách hoặc giải thể các phòng ban, hay các đơn vị trực thuộc của LVB.HN phù hợp với quy mô phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn.

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc tuyển dụng cán bộ, quản lý cán bộ, sắp xếp, đề bạt, miễn nhiệm, điều động, nâng lương, cử cán bộ đi học, khen thưởng, kỷ luật. Thực hiện chính sách hưu trí, thăm hỏi cán bộ của Chi nhánh theo sự phân công

Văn phòng Phòng Tín dụng Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Kiểm soát nội bộ Ban Giám Đốc PhòngN guồn vốn và KDĐN

và ủy quyền về công tác tổ chức và quản lý cán bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Hà Nội.

- Nghiên cứu thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành và địa phương về công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ của Chi nhánh.

- Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch lao động tiền lương, tiền thưởng và công tác thi đấu trong toàn Chi nhánh.

- Tổ chức quản lý, theo dõi lao động (nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ việc riêng, đi học…), kiểm tra giờ giấc lao động và thực hiện nội quy của cơ quan.

- Thực hiện công tác thống kê về tổ chức cán bộ theo đúng quy định và hướng dẫn của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt.

Công tác hành chính văn phòng:

- Tiếp nhận, gửi và tổ chức lưu trữ, bảo quản tất cả các công văn, tài liệu, văn bản của Chi nhánh.

-Quản lý sử dụng con dấu an toàn đúng quy định.

- Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ trong Chi nhánh (theo ủy quyền của Giám đốc).

- Tham mưu cho Giám đốc trong việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện dụng cụ làm việc, bảo quản tốt tài sản trong cơ quan.

- Tổ chức quản lý, bảo quản an toàn tài sản của cơ quan, tài sản thuê. Tiến hành kiểm kê tài sản theo quy định.

- Đảm nhiệm công tác hậu cần, phối hợp các án phẩm, báo chí, văn phòng phẩm phục vụ công tác hoạt động kinh doanh, nghiên cứu học tập đến Ban lãnh đạo, các phòng ban, phục vụ tiếp cận, tiếp khách của Chi nhánh, công tác ngoại giao của Chi nhánh.

- Tổ chức bảo vệ tuyệt đối an toàn cơ quan, an toàn phương tiện vận chuyển của khách hàng, đảm bảo vệ sinh khu vực cơ quan sạch đẹp….

- Tổ chức thực hiện các công tác khác theo sự phân công của Ban lãnh đạo.

b) Phòng Tín dụng:

Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tín dụng bao gồm:

sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh; duy trì và nâng cao chất lượng nền khách hàng; - Tiếp nhận và xử lý tất cả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, quy chế, quy định, quy trình nội bộ Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, phòng ngừa rủi ro.

- Thực hiện các quy định của pháp luật, các quy định nội bộ về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; tổ chức thực hiện định giá tài sản làm cơ sở trình Giám đốc ký hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba với khách hàng theo đúng quy định; quản lý và hạch toán tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng vay vốn, bảo lãnh...;

- Nghiên cứu, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn, tìm kiếm khai thác những dự án khả thi để mở rộng tín dụng. Xây dựng kế hoạch mở rộng khách hàng và thực hiện chính sách khách hàng một cách linh hoạt và có hiệu quả;

- Thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định

c) Phòng Nguồn vốn và kinh doanh đối ngoại:

Chức năng của phòng Nguồn vốn và KDĐN

- Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hàng quý, hàng năm của Chi nhánh, đồng thời đề xuất với Giám đốc các biện pháp trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh nhằm hoàn thành các chương trình, mục tiêu kinh doanh đề ra.

- Trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch, nguồn vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh.

Nhiệm vụ của phòng Nguồn vốn và KDĐN

- Nhiệm vụ về kế hoạch tổng hợp:

+ Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh;

+ Xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn, chính sách khách hàng, chính sách và kế hoạch phát triển dịch vụ, tiếp thị khách hàng;...

+ Lập, thực hiện, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh ( 5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình công tác (năm, quý, tháng) để thực

hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh; lập các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tháng, quý, năm) của Chi nhánh;

+ Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, trên cơ sở đó xây dựng giá cả sản phẩm, dịch vụ. Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh;

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.DOC (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w