Tổ chức thực hiện tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới thị trường hối đoái tại Lào trong tương lai. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau, ngân hàng nhà nước tham gia với tư cách là người mua - bán cuối cùng và chỉ can thiệp nếu cần thiết. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại mở rộng
nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ thanh toán quốc tế có hiệu quả.
Xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá mềm dẻo linh hoạt, phù hợp với thị trường, với vai trò là NHTW, hiện nay Ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường ngoại tệ chủ yếu thông qua việc can thiệp mua bán, công bố tỷ giá bình quan giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ lệ phần trăm gia tăng.
Đối với Ngân hàng liên doanh Lào - Việt là ngân hàng thực hiện nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và hai nước giao phó là phục vụ quan hệ hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt nam trong đó nhiệm vụ trung tâm là phục vụ thanh toán giữa Lào và Việt nam, Chuyển đổi LAK/VND. Trong thực tế khi thực hiện nhiệm vụ làm cầu nối chuyển đổi LAK/VND của ngân hàng còn gặp nhiều kho khăn về nguồn vốn. Để thanh toán chuyển đổi từ VND ra LAK cho các doanh nghiệp, dự án của Nhà nước chuyển sang, khi không đủ vốn thanh toán ngân hàng phải sử dụng số tiền VND để mua USD với BIDV sau đó lấy USD bán lấy LAK với Ngân hàng Nhà nước Lào để thanh toán cho các doanh nghiệp, các công trình dự án Nhà nước. Việc chuyển đổi, mua bán như vậy nhiều khi có xẩy ra rủi ro về tỷ giá ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì vậy, để Ngân hàng liên doanh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Ngân hàng Nhà nước nên mua hoặc bán ngoại tệ cho Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với tỷ giá ưu đãi hơn so với các ngân hàng thương mại khác và cuối tháng, kỳ, năm trước khi công bố tỷ giá khoá sổ giữa VND/LAK Ngân hàng Nhà nước nên tham khảo tỷ giá của Ngân hàng liên doanh Lào - Việt đã công bố sử dụng để tránh tình trạng bị thoa lỗ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và cho Ngân hàng thực hiện nghiệm vụ của mình do hai Đảng hai Nhà nước giao ngày càng có hiệu quả.
Tăng cương khung pháp lý và kiểm soát, tập trung vào việc cải thiện khả năng giám sát của NHNN đối với Ngân hàng liên doanh Lào - Việt, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để xác định một cách rõ ràng về sự an toàn và lành mạnh của các nghiệp vụ thanh toán của Ngân hàng, cải tiến các tiêu chuẩn kế toán và thực hiện kiểm toán hàng năm do các công ty kiểm toán độc lập tiến hành, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế rõ ràng mức độ các dịch vụ ngân hàng cũng như mức độ dịch vụ thanh toán của ngân hàng sẽ giúp cho thị trường tài chính của Lào nhanh
Xây dựng các cơ chế quy chế bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng như cơ chế quản trị rủi ro, kiểm toán ngân hàng, cơ chế thanh tra giám sát hoạt động Ngân hàng đặc biệt là đối với hoạt động dịch vụ thanh toán phục vụ các doanh nghiệp. Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng ấn chứa trong đó rủi ro. Do đó việc đưa ra những cơ chế quản trị rủi ro sẽ giúp các ngân hàng phần nào kiểm soát được rủi ro do đó giảm thiểu những rủi ro trong quá trình hội nhập, tăng độ an toàn cho các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhất là dịch vụ thanh toán.
Xây dựng các quy trình, quy định, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ ngân hàng cho phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là đối với các dịch vụ thanh toán mà các NHTM đang thực hiện để giúp các NHTM thực hiện nghiệp vụ của mình; trang bị những kiến thức liên quan tới các nghiệp vụ thanh toán mới của ngân hàng hiện đại như thanh toán điện tử, Homebanking, Phone banking ... Để có thể phát triển dịch vụ thanh toán ngan tầm với thế giới, các ngân hàng phải có một thang đo tiêu chuẩn về số lượng, cũng như chất lượng. Việc đưa ra những hướng dẫn như vậy sẽ giúp cho các ngân hàng có một cơ sở để đánh giá các dịch vụ của mình.
Ngân hàng nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về mặt “kỹ thuật”: tư vấn, thông tin về công nghệ, tình hình và định hướng phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm bớt các chi phí trung gian, chi phí khác liên quan đến quá trình tìm hiểu, lựa chọn công nghệ… qua đó đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá hệ thông thanh toán của các tổ chức tín dụng trên địa bàn và của cả hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ vốn để đầu tư phát triển công nghệ dưới hình thức cho vay đầu tư phát triển công nghệ với lãi xuất thấp hoặc tạo điều kiện hơn nữa cho các tổ chức tín dụng tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước thường xuyên có những tập huấn về công nghệ thông tin, về quá trình hiện đại hoá nhằm cập nhật thông tin cho các tổ chức tín dụng, có kế hoạch và phương hướng đầu tư vào công nghệ đúng đắn.