Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.DOC (Trang 65 - 68)

- L/C hàng nhập: Trong trời gian qua do Ngân hàng liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội còn là một Ngân hàng mới thành lập, chưa được sự tin cậy của các doanh nghiệp và ít những doanh nghiệp lớn biết đến. Phần lớn các doanh nghiệp tham gia dịch vụ này thường là các doanh nghiệp có nhu cầu vay tín dụng để thanh toán nhưng do điều kiện và tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này đến với Ngân hàng không đủ điều kiện để cho vay. Đối với các doanh nghiệp lớn hoạt động kinh doanh có hiệu quả hầu như quen thuộc với Ngân hàng lớn khác và có khả năng cho vay với số tiền lớn như: Ngân hàng ngoại thương Lào, Ngân hàng phát triển Lào và các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

- L/C hàng xuất: Lào là một đất nước nhỏ bé, dân số còn ít, hàng hoá phục vụ trong đời sống hàng ngày của nhân dân chủ yếu kể cả nhỏ đến to đều là hàng nhập khẩu của các nước xung quanh như: Thailand, Việtnam, Trung quốc, đối với hàng xuất khẩu của Lào chủ yếu là gỗ và các lâm sản, nhưng mấy năm gần đây Chính phủ hạn chế khai thác gỗ của các doanh nghiệp, còn các hàng hoá khác cũng không đáng kể nên làm cho danh số này quá ít.

- Hệ thống máy móc công nghệ ngân hàng phục vụ dịch vụ thanh toán hoạt động chưa ổn định: Công nghệ thanh toán hiện tại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thanh toán của Ngân hàng liên doanh Lào -Việt, cụ thể: trong khâu xử lý, duyệt điện thanh toán bằng điện SWIFT, TELEX đôi lúc còn chậm trễ vì do lỗi đường truyền, các phần mềm của một số nghiệp vụ hiện nay chưa đáp ứng được tính chất của công việc gây trở ngại cho nhân viên khi thực hiện nghiệp vụ của mình.

- Lực lượng cán bộ đã có tuy được đào tạo cơ bản nhưng hầu hết lại là các cán bộ mới có trình độ chuyên môn nhất định, chưa có kinh nghiệm thực tế, vẫn thiếu những cán bộ nhân viên giỏi, chưa đáp ứng được cho yêu cầu phát triển như trình độ ngoại ngữ, tin học sự am hiểu về pháp luật cũng như khả năng thu thập, phân tích xử

lý các thông tin còn yếu kém. Đó cũng là yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên doanh Lào - Việt.

- Từ khi thành lập đến nay, bộ phận thanh toán quốc tế của ngân hàng vẫn phục thuộc vào phòng kinh doanh và chỉ có hai cán bộ phụ trách, điều này làm cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng gặp nhiều hạn chế.

- Công nghệ ngân hàng mặc dù được đầu tư nhiều nhưng ở chừng mức nào đó vẫn chưa đủ đáp ứng được yêu cầu cần thiết cho sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ cao, các dịch vụ này thường đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn, bao gồm cả chi phí đầu tư về phần mềm, ứng dụng cũng như cơ sở vật chất. Trước đây, Ngân hàng chỉ có 01 máy ATM do đó chưa thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, bên cạnh đó, nhiều khi còn bị lỗi phần mềm không có máy nào thay thế vì vậy, điều đó đã ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Đến nay, Ngân hàng đã đầu tư thêm 4 máy ATM để phục vụ cho hoạt động thanh toán rút tiền tự động, điều này nó giúp và giải quyết các vẫn đề thường gặp trước đây.

- Hoạt động thanh toán bằng phương thức dịch vụ thanh toán chứng từ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng chưa được quan tâm thích đáng so với các Ngân hàng thương mại lớn khác. Công tác thanh toán quốc tế này tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt nói chung và NHLD Lào Việt chi nhánh Hà Nội nói riêng là một hoạt động còn mới mẻ do vậy Ngân hàng chưa thực sự thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp trong nước cũng như các Ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng lớn trên địa bàn với những lợi thế về quy mô, uy tín và các quan hệ truyền thống ảnh hưởng rất lớn đến các dịch vụ thanh toán này của Ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN PHỤC VỤ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1. Cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng của Việt Nam khi gia nhập WTO

Khi gia nhập vào WTO, Việt Nam đã tiến hành đàm phán đa phương và đặt ra cam kết trong lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng như sau:

Về cam kết mở cửa thị trường định vụ:

Về diện cam kết, trong Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Trong thoả thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110 ngành. Về mức độ cam kết, với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch… ta giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước tiến nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này.

Cam kết chung cho các ngành dịch vụ về cơ bản như BTA. Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần.

Cam kết mở cửa dịch vụ Ngân hàng:

vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phi chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam (không quá 30%). Dịch vụ chứng khoán, ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO.

Bảng 3.1.Cam kết về Dịch vụ Ngân hàng Cam kết trong Hiệp định Thương mại

Việt - Mỹ Cam kết gia nhập WTO

Việt Nam đồng ý thực hiện các biện pháp tự do hoá sau: Trong vòng 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng của Mỹ được phép thành lập liên doanh với các đối tác Việt nam, trong đó phần vốn góp của Hoa Kỳ từ 30% đến 49% vốn pháp định của liên doanh. Sau 9 năm, được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư của Hoa Kỳ.

Việt Nam đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phi chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Việt Nam vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam (không quá 30%).

(Nguồn: Bộ Tài chính, link: http://www.mof.gov.vn)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.DOC (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w