Tiết 19: LUYỆN TẬP Ngày soạn: 13/10/2015.

Một phần của tài liệu Hinh hoc 9 Ky I 20152016 (Trang 54 - 56)

Ngày soạn: 13/10/2015. Ngày dạy:.../.../...tại lớp:...sỹ số HS:...vắng:... Ngày dạy:.../.../...tại lớp:...sỹ số HS:...vắng:... 1. Mục tiêu. a) Về kiến thức.

- HS được củng cố các kiến thức về sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn qua 1 số bài tập.

b) Về kỹ năng.

- HS được rèn luyện kĩ năng vẽ hình; suy luận; chứng minh hình học.

c) Về thái độ.

- Rèn luyện tư duy lôgíc, tính cẩn thận, trung thực, chính xác.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị của GV.

- Thước thẳng, compa, bảng phụ ghi trước 1 vài bài tập, bút dạ, phấn màu.

b) Chuẩn bị của HS.

- Thước thẳng com pa, làm các BT về nhà.

3. Phương pháp giảng dạy.

- Vấn đáp, thuyết trình.

- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.

4. Tiến trình bài dạy.

a) Ổn định tổ chức lớp học. (1 ph) b) Kiểm tra bài cũ. (5 ph)

? Một đường tròn được xác định khi biết những yếu tố nào? Cho 3 điểm A,B,C. Hãy vẽ đường tròn qua 3 điểm này?

c) Dạy nội dung bài mới.

TG G

Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng

33'

GV: Treo bảng phụ ghi đề bài 7 SGK và yêu cầu HS nối mỗi ô ở cột trái với mỗi ô ở cột phải để được 1 khẳng định đúng .

HS: Thực hiện.

GV: Treo bảng phụ vẽ hình (giả sử đã dựng được) của bài tập 8 và yêu cầu HS phân tích để tìm tâm O.

? Đường tròn cần dựng qua B và C; Vậy tâm nằm ở đâu?

HS: trung trực d của đoạn BC.

? Tâm của đường tròn cần dựng lại nằm trên Ay.Vậy tâm đó nằm ở đâu?

Bài 7 (SGK - 101):

(1) và (4); (2) và (6); (3) và (5).

Bài 8 (SGK - 101):

- Dựng trung trực d củaBC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gọi O là giao điểm của d và Ay - Dựng (O;OB) ta được đường tròn cần dựng. d y x O C B A

HS: Tâm O là giao điểm của d và Ay

? Bán kính của đường tròn cần dựng

HS: OB hặc OC.

GV: Treo bảng phụ ghi đề bài 12 SBT và yêu cầu HS đọc đề và vẽ hình.

? Để chứng minh AD là đường kính của (O) ta chứng minh điều gì ?

HS: O ∈ AD

? Làm thế nào để chứng minh O ∈ AD

HS: Tam giác ABC cân tại A → đường cao AH là đường trung trực → D ∈ AH.

→ O ∈ AD (do D ∈ AH).

? Làm thế nào để tính số đo ACD ? HS: trung tuyến CO=

1

2AD  

ACD vuông tại c  ACD = 90 0.

Bài 12 (SBT - 130): a)Ta có △ABC cân tại A. Do đó đường cao AH đồng thời là đường trung trực O ∈ AH Mà D ∈ AH Nên O ∈ AD.

Vậy AD là đường kính của (O). b) Ta có: 1 CD AD 2   ∆ACD vuông tại C. Vậy : ACD = 90 0. d) Củng cố, luyện tập. (5 ph)

? Tâm của đường tròn ngoại tiếp của tam giác vuông nằm ở đâu?

- HS: Tâm của đường tròn ngoại tiếp của tam giác vuông là trung điểm cạnh huyền.

? Nếu 1 tam giác có cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác thì đó là tam giác gì ?

- HS: Tam giác vuông.

e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1 ph)

- Đọc "Có thể em chưa biết".

- Xem lại các BT đã làm và làm các BT còn lại.

- Đọc trước bài §2: Đường kính và dây của đường tròn.

5. Rút kinh nghiệm giờ dạy.

... ... ... H D O C B A

Một phần của tài liệu Hinh hoc 9 Ky I 20152016 (Trang 54 - 56)