VÀ ĐƯỜNG TRÒN Ngày soạn: 27/10/2015. Ngày dạy:.../.../...tại lớp:...sỹ số HS:...vắng:... Ngày dạy:.../.../...tại lớp:...sỹ số HS:...vắng:... 1. Mục tiêu. a) Về kiến thức.
- Học sinh nắm được 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các k/n tiếp điểm, tiếp tuyến, các hệ thức liên hệ các khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
b) Về kỹ năng.
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức trong bài để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn .
- Học sinh thấy được 1 số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế.
c) Về thái độ.
- Rèn luyện tư duy lôgíc, tính cẩn thận, trung thực, chính xác.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị của GV.
- 1que thẳng ,thước thẳng ,compa ,phấn màu. Bảng phụ ghi bài tập 17 sgk.
b) Chuẩn bị của HS.
- Thước thẳng com pa, 1 que thẳng.
3. Phương pháp giảng dạy.
- Vấn đáp, thuyết trình.
- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình bài dạy.
a) Ổn định tổ chức lớp học. (1 ph) b) Kiểm tra bài cũ.
c) Dạy nội dung bài mới.
TG G
Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng
28'
HĐ1: Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. GV: Nêu câu hỏi đặt vấn đề:
? Hãy nêu các vị trí tương đối của hai đường thẳng?
HS: Trả lời.
? Vậy em hãy dự đoán nếu có một đường thẳng và một đường tròn thì có mấy vị trí tương đối?Mỗi trường hợp có mấy điểm chung ?
1. Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. thẳng và đường tròn.
?1 Nếu đường thẳng và đường tròn
có 3 điểm chung trở lên thì đường tròn đi qua 3 điểm thẳng hàng, điều này vô lý.
HS: Dự đoán
GV: Vẽ một đường tròn lên bảng dùng que thẳng làm hình ảnh đường thẳng, di chuyển cho HS thấy được các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
GV: Nêu ?1 : Vì sao một đường
thẳng và một đường tròn không thể có nhiều hơn hai điểm chung ?
HS: Trả lời.
GV: Cho HS đọc SGK tr. 107 và cho biết khi nào nói: Khi nào đường thẳng a và đường tròn cắt nhau ?
HS: Đọc SGK và trả lời.
GV: Đường thẳng a gọi là cát tuyến của đường tròn (O).
? Hãy vẽ hình mô tả vị trí tương đối này.
HS: Lên vẽ hình hai trường hợp: Đường thẳng a không đi qua O và đường thẳng a qua O.
? Nếu đường thẳng a không qua O thì OH so với R như thế nào ? Nếu đường thẳng a qua O thì OH bằng bao nhiêu ?
GV: Hướng dẫn HS làm ?2 .
HS: Thực hiện.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK tr108 rồi trả lời
? Khi nào nói đường thẳng a và