Sựảnh hưởng của CLCT tới hiệu quả kinh doanh của DN đã được phân tích trong một số nghiên cứu. Theo Porter (1980), các DN có một CLCT rõ ràng sẽ dễ dàng vượt qua DN không có chiến lược. Lập luận này là cơ sở cho các DN chủ động trong việc xây dựng CLCT cho mình. Các tài liệu về chiến lược đã xác định rõ một trong những điều kiện cần thiết cho sự thành công của một DN là vị thế cạnh tranh giúp DN ở vị trí dân đầu cũng như hiệu quả tài chính. Porter cũng cho rằng các CLCT tổng quát gồm CLCT chi phí thấp, CLCT khác biệt hóa và CLCT tập trung là những phương án chiến lược mà DN có thể áp dụng để cạnh tranh thành công, tuy nhiên hiếm có DN áp dụng cùng lúc nhiều loại hình CLCT khác nhau.
Dess và Davis (1984) cho rằng CLCT ít nhất cũng giúp cho các DN đạt được hiệu quảkinh doanh cao hơn so với các DN khác. Karnani (1984) lại đánh giá sự khác biệt về chi phí hoặc sự khác biệt về vị thế cạnh tranh giúp DN có được lợi nhuận cao hơn. White (1987) nhận định các đơn vị kinh doanh chiến lược của DN có khảnăng đạt được lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) cao hơn khi áp dụng CLCT chi phí thấp trong khi CLCT khác biệt hóa giúp DN tăng được doanh số bán nhờ có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng quan trọng bên trong DN. Wright (1991) cho rằng DN áp dụng cả hai CLCT khác biệt hóa và CLCT chi phí thấp đều mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Bush và Sinclair (1992) tiến hành nghiên cứu thực tế và cho biết các DN thành công trên thịtrường đều là các DN kết hợp linh hoạt và thành công giữa CLCT chi phí thấp và CLCT khác biệt hóa. Yamin (1999) xem xét mối quan hệ giữa CLCT, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh từđó đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Tehrani (2003) đưa ra quan điểm về sựtác động của năm loại CLCT
(khác biệt hóa sản phẩm, chi phí thấp, khác biệt marketing, tập trung khác biệt hóa sản phẩm và tập trung chi phí thấp) lên từng khu vực địa lý là hoàn toàn khác nhau. Kaya (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất tiên tiến, CLCT và hiệu quả kinh doanh của danh nghiệp và cho thấy một chiến lược kép gồm cả chi phí thấp và khác biệt hóa mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Một số mô hình nghiên cứu vềtác động của CLCT đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
(1) Nghiên cứu của M.Porter (1981) và Wright (1987)
M.Porter là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên nghiên cứu về CLCT theo trường phái hiện đại với ba gợi ý CLCT điển hình cho các DN bao gồm: CLCT chi phí thấp, CLCT khác biệt hóa và CLCT tập trung. Đây cũng là một trong những tác giảđầu tiên nghiên cứu vềtác động của CLCT đến hiệu quả kinh doanh của DN với những minh chứng về các DN không có CLCT hoặc CLCT không rõ ràng (hay còn gọi là chiến lược mắc kẹt) đều khiến cho các DN đạt mức lợi nhuận thấp, lượng khách hàng giảm sút. Điều này được thể hiện thông qua mô hình chữ U về mối quan hệ giữa CLCT và hiệu quả kinh doanh của DN, cụ thể ở đây được thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận của DN.
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa CLCT và hiệu quả kinh doanh của DN theo quan điểm của M.Porter
Nguồn: M.Porter (1981)
M.Porter cũng nhấn mạnh mỗi DN nên tập trung vào một CLCT nhất định vì khi áp dụng cùng lúc nhiều CLCT khác nhau đều phải đối mặt với những sự đánh đổi bao gồm: (1) Các DN sẽ mất đi tính nhất quán về thương hiệu và danh tiếng giữa các chiến lược do tính độc đáo, đặc biệt hay khác biệt của sản phẩm không đi cùng với khối lượng lớn và thị phần của DN; (2) Việc áp dụng các CLCT khác nhau
CL khác biệt hóa/ CL tập