THỰC PHẨM CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀN ỘI 2.1 T ổng quan các doanh nghiệp thực phẩm chế biến trên đị a bàn thành ph ố

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm chế biến trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

CL khác biệt hóa/ t ập

THỰC PHẨM CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀN ỘI 2.1 T ổng quan các doanh nghiệp thực phẩm chế biến trên đị a bàn thành ph ố

Hà Nội

Theo BộCông thương (2018), các DN thực phẩm chế biến chiếm một tỷ lệđáng kể trong tổng số các DN trong cảnước. Cụ thể, sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, sốlượng DN thực phẩm chế biến chiếm xấp xỉ 2% tổng số DN trong cảnước và không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2013 trong cả nước có 5.644 DN thực phẩm chế biến thì đến năm 2018 đã lên tới 7.173 DN. Trung bình mỗi năm tăng trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 300 DN. Sốlượng các DN thực phẩm chế biến tăng lên phần nào cũng góp phần đáp ứng được nhu cầu sản xuất để phục vụ tiêu dùng thực phẩm ngày càng mạnh của người dân. Riêng thành phố Hà Nội, tổng số DN thực phẩm chế biến hiện nay đạt trên 900 DN nằm rải rác ở khắp các quận, huyện trong thành phố. Nằm tập trung ở nhiều ở các khu vực quận ngoại thành.

Bảng 2.1: Sốlượng DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội và các địa phương

2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượng DN 5.644 5.982 6.278 6.518 6.784 7.137 Khu vực HCM 794 988 1.267 1.352 1.392 1.412 Hà Nội 441 460 690 786 804 931 Tiền Giang 472 491 463 445 491 529 Long An 290 325 354 351 334 367 Cần Thơ 274 288 331 324 305 338 Đồng Tháp 287 301 332 311 280 291 Kiên Giang 285 292 281 268 265 284 An Giang 472 290 286 246 235 239 Bình Phước 91 121 135 168 220 243 Khác 2.237 2.427 2.139 2.267 2.456 2.503 Hình thức sở hữu DN nhà nước 237 185 195 176 190 168 DN vừa và nhỏ 5.051 5.39 5.7 5.938 6.146 6.471 FDI 356 407 383 404 441 498

Số lượng nhân công (Người) 509.103 518.520 527.593 542.339 553.579

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Niên giám Thống kê

Trong tổng số các DN hoạt động trong ngành thực phẩm phân theo hình thức sở hữu, thành phần kinh tế ngoài nhà nước có số DN hoạt động trong ngành thực

phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất với xấp xỉ 98% năm 2018. Số lượng các DN thực phẩm chế biến cá thể và tư nhân quá nhiều, quy mô nhỏ nằm rải rác trong các tỉnh thành trong cả nước đã làm phân tán nguồn vốn, thiết bị, nguồn nhân công và làm tăng việc tranh giành thị trường tiêu thụ (đặc biệt là thị trường trong nước) và thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngành thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp có nhiều DN tham gia. Tuy nhiên, quy mô các cơ sở rất nhỏ, lẻ và phân bố rải rác. Việc phân bố không tập trung sẽ không mang lại hiệu quả sản xuất cao. Bên cạnh đó, DN thực phẩm chế biến thường nằm trong khu vực thành phố lớn tập trung đông dân cư sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường đô thị nghiêm trọng. Không những thế, sốlượng công nhân sẽkhông đủđể cung cấp cho các cơ sở sản xuất khi giá tiêu dùng các quận nội thành khá cao mà lương công nhân lại thấp. Điều này làm giảm mức hấp dẫn lao động của ngành thực phẩm.

Để phát triển, các DN thực phẩm chế biến cần phải giải quyết nhiều vấn đề như hiện đại hóa thiết bị, công nghệ và phương pháp chế biến hiện đại, tăng số lượng, chủng loại và chất lượng nguyên liệu; nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của cán bộ quản lý và công nhân, cải tiến bao bì hàng hoa, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thiết bị vận chuyển… Để làm được điều đó DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội cần phải có nguồn vốn ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của các DN thực phẩm chế biến còn thấp, thêm vào đó là việc sử dụng, quản lý kém hiệu quảđã dẫn đến tình trạng thiếu vốn. Một số DN thực phẩm chế biến có còn thiếu năng động, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngân sách, chưa có biện pháp hữu hiệu, hấp dẫn để khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều DN sử dụng vốn kém hiệu quả gây tình trạng thất thoát ứ động làm giảm năng lực tài chính của DN.

Nhìn vào Bảng 2.2 ta thấy, số DN có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng thấp (17,18% năm 2018). Tuy vậy, qua các năm quy mô vốn của DN đã có nhiều thay đổi, thể hiện: số DN có mức vốn dưới 1 tỷ đồng đã có xu hướng tăng (từ tỷ trọng 16,33% năm 2013 lên 17,18% năm 2018). Số DN có lượng vốn lớn ngày càng tăng, tuy nhiên tốc độtăng còn chậm. Nhìn tổng thể, ta thấy rằng quy mô vốn của các DN trong ngành vẫn tập trong ở mức nhỏ và vừa là chủ yếu. Lượng DN có mức vốn dưới 5 tỷ đồng (năm 2018) là 431 DN, chiếm 46,29% tổng số DN thực phẩm chế biến trên địa bàn. Số DN có vốn từ 200 tỷ đồng trở lên đạt 7,79% tổng số DN trong ngành.

Bảng 2.2: Số DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội phân theo quy mô vốn

Tiêu chí 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số % Số % Số % Số % Số % Số DN %

DN DN DN DN DN Dưới 05 tỷđồng 35 7,94 30 6,52 49 7,10 60 7,63 66 8,21 84 9,02

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm chế biến trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)