Thang đo nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm chế biến trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55 - 56)

CL khác biệt hóa/ t ập

2.2.2. Thang đo nghiên cứu

Giai đoạn nghiên cứu định tính nhằm khám phá và xây dựng thang đo nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 3 tháng từtháng 8/2018 đến tháng 9/2018. Cách thức tiến hành thông qua phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý nhằm làm sáng tỏhơn nữa các nội dung nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là các thang đo nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu định tính phát triển thang đo thông qua lấy ý kiến chuyên gia, kết hợp kế thừa các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu (bao gồm CLCT chi phí thấp, CLCT khác biệt hóa và CLCT tập trung) được phát triển từ các công trình nghiên cứu trước đây (Phụ lục 05) đã hình thành được các biến quan sát đo lường chính thức cho đề tài. Mối biến quan sát được xây dựng thành một phát biểu trong bảng hỏi điều tra và được đo lường theo tầm quan trọng với thang đo Likert 5 bậc, trong đó 1- hoàn toàn không đồng ý và 5 –hoàn toàn đồng ý cụ thểnhư sau:

Tiêu chí Mã hóa thang đo Biến quan sát

CLCT chi phí thấp LC1 – LC8 (1) Năng lực quản trị của DN; (2) Năng lực định giá của DN; (3) Năng lực chủ động nguyên liệu đầu vào của DN; (4) Năng lực phân phối của DN; (5) Năng lực ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại của DN; (6) Năng lực tài chính của DN; (7) Năng lực sản xuất với quy mô lớn của DN; (8) Năng lực tiêu chuẩn hóa sản phẩm của DN CLCT khác biệt hóa DS1-DS10 (1) Năng lực đổi mới sáng tạo về sản phẩm

của DN so với đối thủ cạnh tranh; (2) Năng lực khác biệt về dịch vụ khách hàng so với đối thủ cạnh tranh; (3) Năng lực phát triển chuỗi cung ứng nội bộ và tham gia chuỗi cung ứng ngành của DN; (4) Năng lực đổi mới sáng tạo về tổ chức; (5) Năng lực quản trị quan hệ khách hàng; (6) Năng lực thương hiệu của DN; (7) Năng lực quản trị chất lượng và an toàn sản phẩm của DN; (8) Năng lực truyền thông marketing sản phẩm của DN; (9) Năng lực trách nhiệm xã hội của DN; (10) Năng lực đổi mới và sáng tạo quy trình công nghệ mới trong sản xuất kinnh doanh của DN

CLCT tập trung FS1-FS7 (1) Năng lực nghiên cứu thịtrường và định vị sản phẩm; (2) Năng định hướng cạnh tranh; (3) Năng lực cung ứng sản phẩm ở phân khúc thị trường sản phẩm giá cao (hoặc giá thấp); (4) Năng lực marketing phân biệt cho từng phân khúc thị trường của DN; (5) Khảnăng đáp ứng các nhu cầu cá biệt của khách hàng; (6) Năng lực phát triển thịtrường mới của DN; (7) Năng lực đa dạng hóa sản phẩm của DN.

Hiệu quả kinh doanh của DN

PB1-PB6 (1) Tốc độtăng trưởng doanh thu; (2) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA); (3) Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận; (4) Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE); (5) Hiệu quả kinh doanh tổng thể; (6) Thị phần

Nguồn: tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm chế biến trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)