CL khác biệt hóa/ t ập
T Sig B Sai s ố chu ẩ n Beta
2.5. Các kết luận về tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh c ủa các doanh nghiệp thực phẩm chế biến trên thịtrường thành phố Hà
Nội
Thứ nhất, nghiên cứu đã chỉ ra CLCT khác biệt hóa có tác động mạnh nhất đến hiệu quả kinh doanh của DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội. Trọng tâm của CLCT khác biệt hóa là tạo ra các sản phẩm có chất lượng vượt trội, độc đáo cho khách hàng dựa trên nền tảng DN phát huy những điểm mạnh của mình về khả năng đổi mới sáng tạo sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm hay công nghệ vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh trong ngành. Một chiến lược theo đuổi sự khác biệt DN có khảnăng cung cấp sản phẩm và dịch vụđộc đáo. Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu này, có thể thấy CLCT khác biệt hóa có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội. Cụ thể cho thấy 23,9% số DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội triển khai CLCT khác biệt có hiệu quảkinh doanh cao hơn so với CLCT chi phí thấp và CLCT tập trung. Phát hiện này khẳng định khẳng định rằng CLCT khác biệt khiến đối thủ cạnh tranh khó để bắt chước vì nó được xây dựng trên nền tảng sự khác biệt của sản phẩm / dịch vụdo đó dẫn đến phát triển bền vững hơn và giúp DN tăng được 0,412 lần hiệu quảkinh doanh. Do đó, trước sựthay đổi không ngừng của môi trường cạnh tranh, các DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội cần xác định cạnh tranh để trở thành độc đáo, duy nhất chứ không phải giỏi nhất, tốt nhất. Việc DN quá chú trọng vào hiệu quả vận hành và coi đó là chiến lược mà các DN thường triển khai các hoạt động mà trên thực tế các DN khác đã làm theo hướng tốt hơn, thay vì tạo ra vị thế cạnh tranh độc nhất và bền vững theo cách tạo ra những sản phẩm, dịch vụ khác biệt, với một mục tiêu khác biệt.
Một DN lựa chọn CLCT khác biệt hóa sẽ cần phải dựa trên các nguyên tắc: (1) giá trị mà DN hướng tới đã độc đáo và khác biệt chưa; (2) các thành tố trong chuỗi giá trị mà DN theo đuổi phải phục vụ giá trị cốt lõi và độc đáo mà DN cam kết thực hiện; (3) phải bảo đảm các thành tố trong chuỗi giá trị đó có sự gắn kết và bổ sung cho nhau; (4) phải chấp nhận sự đánh đổi chiến lược, chỉ nên tập trung vào gia tăng lợi thế cạnh tranh trong những lĩnh vực sở trường, không dàn trải sức lực, ôm đồm quá nhiều hoạt động; (5) phải bảo đảm tính kết nối chiến lược, theo đó các DN chỉ nên điều chỉnh chiến lược, chứ không nên thay đổi chiến lược thường xuyên; vì việc thay đổi chiến lược thường xuyên tạo ra nhiều chi phí và lãng phí công sức của DN. Và CLCT khác biệt hóa phải dựa trên nền tảng phát triển các năng lực cạnh tranh cốt lõi bao gồm: Năng lực phát triển
chuỗi cung ứng; Năng lực quản trị chất lượng sản phẩm; Năng lực đổi mới sáng tạo về công nghệ và xây dựng thương hiệu.
Thứ hai, các kết quả nghiên cứu cho thấy CLCT chi phí thấp cho DN khảnăng chống lại sự cạnh tranh từđối thủ cạnh tranh vì chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. CLCT chi phí thấp đòi hỏi DN cải thiện hiệu quả chi phí và kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, CLCT chi phí thấp có tác động đánh kểđến hiệu quả kinh doanh, cụ thể kết quả chỉ ra rằng các DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội có thểtăng hiệu quả kinh doanh lên 0,044 lần khi áp dụng CLCT chi phí thấp. Để theo đuổi chiến lược này các DN cần quan tâm và chú trọng hơn đến năng lực quản lý hiệu quả, năng lực tài chính, hệ thống phân phối, thích ứng với sự biến động của môi trường, quản trị nguyên vật liệu. Do đó, các DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội cũng nên áp dụng CLCT chi phí thấp, kết quả kiểm định cho chỉ ra sự tác động đáng kể của CLCT chi phí thấp đến hiệu quả kinh doanh của các DN. Do đó, kết quả của nghiên cứu này cung cấp một tài liệu tham khảo có giá trị cho các DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội về lựa chọn và triển khai CLCT chi phí thấp vì điều này sẽ giúp họ đạt được lợi thế cạnh tranh và cải thiện hiệu quả kinh doanh.Rõ ràng từ các tài liệu cũng cho thấy cơ chế tiết kiệm chi phí cần được xem xét trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của ngành thực phẩm ở Việt Nam do chi phí nguyên liệu vànăng lượng cao hơn. Nghiên cứu khuyến nghị các nhà quản trị củacác DN thực phẩm chế biến cần tăng cường áp dụng các phương thức cạnh tranh hiệu quả hơn trong đó tập trung tạo lập nguồn nguyên liệu ổn định và thực hành quản lý chuỗi giá trị dẫn đến giảm chi phí đồng thời tăngcường năng lực tài chính.
Thứ ba, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng CLCT tập trung của DN gắn liền với việc theo đuổi phân khúc thị trường cụ thể thông qua chi phí thấp và hoặc sự khác biệt nhưng lại trái ngược với các DN tham gia vào toàn bộ thị trường. Nó liên quan đến phân khúc thị trường và chuyên môn hóa trong phân khúc lựa chọn đó là hữu ích trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh. DN triển khai CLCT tập trung thích để thu hút một khu vực địa lý nhất định hoặc một phần nào đó của khách hàng. Kết quả phân tích hồi quy tác động của CLCT tập trung đến hiệu quả kinh doanh của DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội cho thấy CLCT tập trung đã có tác động tích cực đối với hiệu quả kinh doanh của DN. Điều này có nghĩa rằng việc lựa chọn và triển khai CLCT tập trung giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh của DN thực phẩm chế biến lên 0,075 lần. Các kết quả nghiên cứu tiết lộ thêm rằng 23% trong những DN thực phẩm chế biến ở Việt Nam theo đuổi CLCT tập trung. Từ bằng chứng thực nghiệm, các
DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội cũng có thể coi CLCT tập trung là một sự lựa chọn tốt. Các DN cần tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể để tránh sự cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh. Để lựa chọn và triển khai chiến lược này, các DN cần phải chủ động trong phân tích môi trường CLCT để xác định phân khúc thị trường phù hợp, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc thị trường đó.