Đối với nhóm doanh nghiệp triển khai chiến lược cạnh tranh tập trung

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm chế biến trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

CL khác biệt hóa/ t ập

T Sig B Sai s ố chu ẩ n Beta

3.2.3. Đối với nhóm doanh nghiệp triển khai chiến lược cạnh tranh tập trung

Để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam, cần đa dạng các sản phẩm Việt Nam đểthu hút và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trong đó, cần phát triển thêm những sản phẩm mới và cải thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có đồng thời chú trọng phát triển thịtrường, cụ thểnhư:

+ Đa dạng hóa sản phẩm: Các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu, học hổi kinh nghiệm đa dạng hóa sản phẩm của các DN kinh doanh thực phẩm nước ngoài đã thành công trong đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thịtrường Dole, JBS,… để phát triển sản phẩm theo thị hiếu khách hàng và định vị sản phẩm của DN, tạo sự khác biệt và đặc sắc so với các DN khác.

+ Phát triển thị trường: Các DN kinh doanh thực phẩm cần quan tâm giải quyết tốt vấn đề đầu ra của sản phẩm cũng như tạo cơ hội cho DN mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh của mình.

KT LUN

Qua triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác động của chiến lược cạnh

tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm chế biến trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

Thứ nhất, từ quá trình tổng quan nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan, đề tàiđã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCT, hiệu quả kinh doanh, tác động của CLCT đến hiệu quả kinh doanh của các DN nói chung và DN thực phẩm chế biến nói riêng.

Thứ hai,bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp và trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, đề tài đã xây dựng được hệ thống thang đo các CLCT của các DN thực phẩm chế biến bao gồm: CLCT chi phí thấp (8 yếu tố); CLCT khác biệt hóa (10 yếu tố) và CLCT tập trung (6 yếu tố) có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các DN thực phẩm chế biến (5 yếu tố).

Thứ ba, đề tài đã đánh giá được mức độ tác động của các loại hình CLCT đến hiệu quả kinh doanh của các DN thực phẩm chế biến trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo đó CLCT khác biệt hóa có tác động mạnh nhất đến hiệu quả kinh doanh của các DN thực phẩm chế biến trên địa bàn thành phố Hà Nội, tiếp theo là CLCT tập trung và cuối cùng là CLCT chi phí thấp;

Thứ tư,thông qua việc phân tích thực trạng CLCT của các DN thực phẩm chế biến trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề tàiđề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các DN thực phẩm chế biến trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cuối cùng, bên cạnh các kết quả đó, đề tài còn một số hạn chế cụ thể như: Việc tiếp cận nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thị trường Hà Nội, một trong những đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, nơi tập trung hoạt động chế biến thực phẩm chủ yếu do dân số đông, mức sống cao và nhu cầu lớn mà chưa nghiên cứu các thị trường khác. Mặt khác, đề tài chủ yếu tiếp cận hoạt động chế biến thực phẩm để phục vụ nhu cầu thị trường trong nước mà chưa đề cập đến thị trường xuất khẩu.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình triển khai nghiên cứu, do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, đề tài còn tồn tại nhiều thiếu sót mong được sự góp ý hoàn thiện đề tài từ phía các nhà khoa học và các anh chị đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm chế biến trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)