CL khác biệt hóa/ t ập
T Sig B Sai s ố chu ẩ n Beta
3.2.2. Đối với nhóm doanh nghiệp triển khai chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa
(1) Tăng cường ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Yêu cầu của đổi mới công nghệ thực phẩm hiện nay là phải trang bị lại và trang bị mới hệ thống dây chuyền đồng bộ, hiện đại, để tạo ra những sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, và giá thành thấp... tạo sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường ngoài nước. Nhưng trong điều kiện khó khăn về vốn, các DN không nên đầu tư dàn trải cho toàn ngành, mà cần phải có sự lựa chọn các mặt hàng và ngành hàng chủ lực để tập trung đầu tư chiều sâu, tạo ra các “cực tăng trưởng” trong hoạt động kinh doanh thực phẩm. Đó phải là những mặt hàng, ngành hàng vừa có khảnăng tăng trưởng nhanh trong một thời gian dài, vừa có kim ngạch lớn như xúc xích, thịt hộp, nước ép trái cây, trái cây sấy dẻo… Đây là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện các chỉ tiêu chi phí, chất lượng nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thực phẩm chế biến. Đầu tư đổi mới công nghệ trong ngành thực phẩm vừa kết hợp đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu.
(2)Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cũng như hệ thống quản lý môi trường
Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm hoàn thiện hệ thống đo lường sản phẩm. Phát triển các phương pháp, phương tiện và hệ thống kiểm tra nhanh các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu
thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, tinh chế bảo quản thành phẩm về dịch vụ cung cấp đến người tiêu dùng. Phát triển hệ thống bao bì và đóng gói nhỏ hợp lý cho các chủng loại sản phẩm. Mở rộng ứng dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9001, ISO 22000, ISO 14000, HACCP, GAP, PGS…trong các DN kinh doanh thực phẩm. Đây là những tiêu chuẩn và hệ thống quản lý phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam mà DN có thể nghiên cứu, lựa chọn áp dụng khi xây dựng CLCT nhằm quản lý và kiểm soát toàn diện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời là các mô hình, các tiêu chuẩn thường được yêu cầu áp dụng khi xuất khẩu các mặt hàng vào thịtrường châu Âu và các nước châu Mỹ, nơi có những đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
(3) Giải pháp tăng cường trách nhiệm xã hội của DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam
Trách nhiệm xã hội thể hiện những nỗ lực, cố gắng của DN trong việc cải thiện an sinh xã hội và góp phần cải thiện phúc lợi của cộng đồng. Do đó, việc tăng cường trách nhiệm xã hội là một trong những yếu tố quan trọng có khảnăng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN.
(4) Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các DN kinh doanh thực phẩm
Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang triển khai chiến lược xây dựng thương hiệu thực phẩm và đến năm 2020 sẽ cho ra đời một thương hiệu thực phẩm Việt Nam, nhằm quảng bá và thúc đẩy việc kinh doanh sản phẩm ở cả thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu ngành nói chung và DN nói riêng vẫn đang gặp một sốkhó khăn phức tạp như có quá nhiều sản phẩm, sản phẩm không ổn định về mặt chất lượng, có tính thời vụ. Do đó các DN kinh doanh thực phẩm nên định hướng xây dựng thương hiệu tập trung vào một số sản phẩm nhất định, chứ không xây dựng tràn lan phân tán. Những thương hiệu này phải là những sản phẩm chủ lực chủ lực, thương hiệu này khi nhắc đến nó là người tiêu dùng trong nước và đặc biệt là nước ngoài phải biết đó là thương hiệu thực phẩm Việt Nam.
(5) Hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm
Liên kết kinh tếđể nâng cao sức cạnh tranh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam là một một đòi hỏi khách quan. Hơn lúc nào hết các DN kinh doanh thực phẩm, các ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ cần nghiên cứu và vận dụng cơ sơ lý luận về chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.