c) Diễn giải kết quả hồi quy
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận tay đôi/phỏng vấn sâu với 10 chuyên gia (xem phụ lục 18). Cỡ mẫu phỏng vấn sâu được xác định là 10, dựa trên tính bão hòa của dữ liệu và cỡ mẫu đề xuất bởi Guest et al. (2006). Trong đó, có 4 chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, học viện (tạm gọi là nhóm chuyên gia học thuật) và 6 chuyên gia làm việc tại các cơ quan liên quan đến lĩnh vực ngân sách (tạm gọi là nhóm chuyên gia thực tiễn). Tất cả chuyên gia đều có hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính công-kế toán công từ 5 năm trở lên. Kết quả thảo luận với chuyên gia về mối quan hệ giữa các nhân tố với minh bạch ngân sách trên website được trình bày chi tiết tại phụ lục 19. Dưới đây chỉ tổng kết như sau:
Về mối quan hệ giữa trình độ học vấn của nhà quản lý với minh bạch ngân sách trên website: Khi được hỏi về sự tác động của trình độ học vấn của nhà quản lý đến minh bạch ngân sách trên website, ý kiến của nhóm chuyên gia học thuật và nhóm chuyên gia thực tiễn vừa có sự đồng thuận vừa có sự trái ngược. Tất cả
chuyên gia (10/10) đều khẳng định rằng thái độ và nhận thức của chủ tịch UBND tỉnh đối với minh bạch ngân sách trên website có tác động thúc đẩy việc thực hành minh bạch ngân sách trên website của tỉnh. Thế nhưng, trong khi hầu hết chuyên gia học thuật (3/10) cho rằng nhà quản lý có trình độ học vấn – thể hiện qua bằng cấp chính quy – càng cao thì thái độ và nhận thức của người này đối với việc thực hành minh bạch trên website càng tích cực, thì nhóm chuyên gia thực tiễn (6/10) lại cho rằng bằng cấp của nhà quản lý ở Việt Nam còn mang tính hình thức, nghĩa là nhà quản lý có bằng cấp cao chưa hẳn đã có thái độ và nhận thức tích cực về minh bạch ngân sách trên website. Tuy nhiên, do bằng cấp là một điều kiện để đánh giá năng lực chung, bên cạnh năng lực thực tiễn và phẩm chất đạo đức, khi bầu cử/bổ nhiệm vị trí lãnh đạo cấp cao, nên nhà quản lý với bằng cấp thấp hơn có động lực hơn để cải thiện các chỉ số đánh giá năng lực quản lý của tỉnh (như chỉ số công khai ngân sách tỉnh) nhằm nâng cao uy tín cho bản thân (ý kiến chuyên gia 5 và 9), qua đó duy trì chức vụ hiện tại và tăng khả năng tái cử/bổ nhiệm trong nhiệm kỳ tới.
Về mối quan hệ giữa tuổi tác của nhà quản lý với minh bạch ngân sách trên website: Phần lớn chuyên gia (8/10) đều cho rằng tuổi tác của nhà quản lý và mức độ minh bạch ngân sách trên website có quan hệ nghịch biến với nhau. Nhưng chỉ có 2/8 chuyên gia đồng tình rằng các nhà quản lý trẻ tuổi, được đào tạo trên nền tảng CNTT hiện đại, có thái độ tích cực và dễ dàng chấp nhận ứng dụng CNTT để thực hành minh bạch tốt hơn so với các nhà quản lý lớn tuổi. Còn lại 6/8 chuyên gia thì cho rằng mối quan hệ nghịch biến này xuất phát từ tâm lý muốn chứng tỏ năng lực bản thân của nhà quản lý trẻ tuổi hay tâm lý e ngại đổi mới của nhà quản lý lớn tuổi. Theo chuyên gia 5, “chủ tịch UBND có tuổi đời càng trẻ nghĩa là họ chỉ mới
giữ chức vụ này vài năm. Tâm lý chung của người mới giữ chức vụ lãnh đạo là muốn cải thiện hoặc đổi mới cách thức quản lý truyền thống để nâng cao hiệu quả quản lý hoặc để thể hiện năng lực cá nhân. Hơn nữa, nhà quản lý càng trẻ, tức là thời gian công tác của họ còn dài và có khả năng làm tiếp một nhiệm kỳ, vì vậy họ phải nỗ lực hơn nữa để xây dựng hình ảnh, uy tín cá nhân để tiếp tục thăng tiến”.
thuận chiều đến minh bạch ngân sách trên website vì tuổi tác có tương quan thuận với kinh nghiệm quản lý. Kinh nghiệm giúp nhà quản lý nhận biết sự cần thiết của minh bạch ngân sách trên website (ý kiến chuyên gia 3) cũng như giúp họ kiểm soát được việc thực hành minh bạch ngân sách trên website để không vi phạm pháp luật (ý kiến chuyên gia 2), qua đó, giúp họ tự tin hơn khi quyết định thực hành minh bạch ngân sách trực tuyến.
Về mối quan hệ giữa sự phụ thuộc tài chính với minh bạch ngân sách trên website: Phần lớn chuyên gia (7/10) đều thừa nhận rằng sự phụ thuộc tài chính vào CQTW khiến CQĐP phải chấp hành nghiêm chỉnh và thậm chí làm tốt hơn các quy định liên quan đến quản lý ngân sách của cấp trên, bao gồm cả quy định về công khai ngân sách trên website. Điều này giúp gia tăng niềm tin của chính phủ trung ương khi cấp phát kinh phí cho địa phương (ý kiến chuyên gia 7 và 9). Một vài ý kiến khác (3/10) cho rằng những địa phương phụ thuộc tài chính vào cấp trên nhiều thì chỉ cố gắng công khai ngân sách trên website theo quy định bắt buộc chứ không đủ nguồn lực để công khai thêm thông tin (ý kiến chuyên gia 3 và 4); hoặc không có mối liên hệ nào giữa sự phụ thuộc tài chính với minh bạch ngân sách trên website vì việc cấp phát kinh phí của trung ương cho địa phương được thực hiện theo một cơ chế ổn định (ý kiến chuyên gia 6). Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến đơn lẻ của vài chuyên gia xuất phát từ việc cho rằng sự phụ thuộc tài chính và sức mạnh/nguồn lực tài chính tương quan nghịch với nhau trong khi điều này là không chắc chắn; cũng như việc cho rằng kinh phí trung ương cấp cho địa phương luôn ổn định nhưng điều này chỉ phù hợp trong thời kỳ ổn định ngân sách24.
Về mối quan hệ giữa nguồn lực tài chính với minh bạch ngân sách trên website: Các chuyên gia học thuật (4/10) cho rằng nguồn lực tài chính có tác động thúc đẩy minh bạch ngân sách trên website của CQĐP. Địa phương nào có nhiều 24 “Thời kỳ ổn định ngân sách là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 05 năm” (điều 4).
“Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, giảm tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm nộp về ngân sách cấp trên” (điều 9).
tiền hơn thì có điều kiện để thực hiện công nghệ hóa và chi cho đội ngũ phục vụ công bố thông tin trực tuyến tốt hơn. Chuyên gia 2 còn cho rằng những tỉnh có nguồn tài chính lớn thì càng thực hiện nhiều công trình, dự án công cộng thu hút sự quan tâm của công chúng hơn, và cũng có mức độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí/đại biểu cao. Những nhân tố này gây áp lực cộng hưởng lên CQĐP để thực hành minh bạch ngân sách tốt hơn. Thế nhưng, theo chuyên gia 5, “Trong mỗi giai đoạn, CQĐP ưu tiên phát triển chức năng nào trước
thì sẽ bố trí nguồn tài chính để phát triển chức năng đó. Hiện tại, CQĐP đang tập trung nguồn tài chính để xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử, kết nối dữ liệu nội bộ giữa các cơ quan và cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến thiết yếu, chứ chưa tập trung nguồn tài chính để công khai thông tin trên website”. Mặt khác, với quan
điểm “công khai tài chính-ngân sách là nhiệm vụ của sở tài chính và các cơ quan
liên quan, nhà nước đã trả lương để cán bộ, công chức làm nhiệm vụ” nên CQĐP
không bố trí kinh phí cho nhiệm vụ này nữa (ý kiến chuyên gia 6). Như vậy, theo nhận định của các chuyên gia thực tiễn (6/10), nguồn tài chính tổng hợp của CQĐP có thể tác động gián tiếp đến mức độ minh bạch ngân sách trên website thông qua nguồn tài chính phân bổ cho mục đích công khai thông tin. Nhưng hiện tại, giai đoạn công khai thông tin chưa được triển khai và CQĐP vẫn chưa phân bổ kinh phí riêng cho nhiệm vụ này nên rất khó để nhận diện mối quan hệ giữa nguồn lực tài chính và sự minh bạch ngân sách trực tuyến.
Về mối quan hệ giữa kết quả tài chính với minh bạch ngân sách trên website:
Hầu hết chuyên gia (9/10) cho rằng kết quả tài chính có tác động nghịch chiều đến minh bạch ngân sách trên website. Từ góc độ lý thuyết, chuyên gia 1 giải thích mối quan hệ này dựa trên bản chất hoạt động phi lợi nhuận của nhà nước, rằng “nguồn thu ngân sách chỉ nên huy động vừa đủ để chi tiêu chứ không nên dư thừa”. Sự dư thừa cho thấy “nhà nước đã huy động nguồn thu vượt quá nhu cầu chi hiện tại”. Theo chuyên gia này, “ngân sách thặng dư nhiều chưa hẳn là tốt”. Từ bối cảnh thực tiễn của Việt Nam – quản lý NSNN mang tính tập trung cao, trong đó, ngân sách trung ương đóng vai trò chủ đạo và phần lớn CQĐP vẫn phụ thuộc vào sự hỗ
trợ bởi CQTW, chuyên gia 2 cho rằng “tâm lý chung của các địa phương là không
muốn báo cáo dư ngân sách vì dư thì sẽ bị giảm tỉ lệ hỗ trợ từ trung ương hoặc sẽ phải tăng tỉ lệ nộp về ngân sách trung ương”. Chuyên gia 8 và 9 chia sẻ thêm rằng
đối với những địa phương nghèo, thì khả năng kết dư ngân sách gây áp lực cho CQĐP theo hai hướng: (1) Về chi ngân sách, “kinh phí trung ương hỗ trợ cho địa
phương chủ yếu để cân đối ngân sách và chi có mục tiêu. Nếu kinh phí còn dư, nghĩa là nhu cần chi thực sự ít hơn hoặc không hoàn thành kế hoạch chi tiêu thì sẽ mất uy tín và rất khó để xin kinh phí về sau. Do đó, đến cuối quý 3 mà kinh phí còn dư nhiều thì UBND sẽ đốc thúc các đơn vị nhanh chóng chi tiêu đúng kế hoạch, tránh tình trạng dư ngân sách. Chi ngân sách càng nhiều thì càng phải thuyết minh, giải trình rõ ràng, đầy đủ để chứng minh là CQĐP chi đúng và hợp lý, không chỉ với cấp trên mà còn với đại biểu/người dân”. (2) Về thu ngân sách, “cơ quan thuế bị áp lực rất lớn bởi chỉ tiêu thu. Năm nào thu dư cũng bị cấp trên tăng chỉ tiêu. Với địa phương có nguồn thu không ổn định, cơ quan thuế địa phương hay có tâm lý giấu bớt nguồn thu để dự phòng cho năm sau”. Đồng quan điểm với chuyên gia 8
và 9, chuyên gia 10 bổ sung rằng “năm nào kết dư ngân sách thì các cơ quan
thường báo cáo hoặc công khai thông tin chậm hơn”. Những điều này có thể ảnh
hưởng đến tính đầy đủ và tính kịp thời trong việc công khai thông tin ngân sách trên website.
Về mối quan hệ giữa dân số với minh bạch ngân sách trên website: Tất cả chuyên gia (10/10) đều khẳng định dân số không ảnh hưởng đến minh bạch ngân sách trên website. Nhưng một số chuyên gia học thuật (3/10) đã chỉ ra mối tương quan thuận giữa dân số với các nhân tố có khả năng tác động đến minh bạch ngân sách trên website như nguồn lực tài chính, nhân lực, thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí hay sự phát triển kinh tế. Mối tương quan này có thể tạo ra quan hệ thống kê ảo giữa dân số với minh bạch ngân sách trên website. Để kiểm chứng điều này, chuyên gia 3 đề nghị đo lường dân số của địa phương bằng dân số sinh sống và làm việc thực tế thay vì đo lường theo nhân khẩu.
Về mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế với minh bạch ngân sách trên website: Tất cả chuyên gia (10/10) khẳng định mức độ phát triển kinh tế của địa phương có tác động thúc đẩy minh bạch ngân sách trên website của CQĐP. Tác động này xuất phát từ khả năng và nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương (ý kiến của 7/10 chuyên gia). Theo chuyên gia 3, “Địa phương càng có khả năng phát triển
kinh tế thì CQĐP càng có động lực cải thiện môi trường đầu tư bằng chính sách minh bạch để thu hút các nhà đầu tư”. Bên cạnh đó, kinh tế phát triển cũng mang
lại cho CQĐP nguồn thu dồi dào, đồng thời thu hút đội ngũ nhân lực trình độ cao, đáp ứng việc xây dựng hệ thống chính quyền điện tử, gồm cả minh bạch ngân sách trực tuyến (ý kiến chuyên gia 1 và 7). Hơn nữa, địa phương với mức độ phát triển kinh tế cao thì thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí/đại biểu và mức độ hội nhập quốc tế cũng cao nên áp lực công khai tại địa phương này sẽ lớn hơn (ý kiến chuyên gia 2 7 và 10). Tất cả nhân tố này đều có thể tác động đến minh bạch ngân sách của CQĐP.
Về mối quan hệ giữa mức sống của người dân với minh bạch ngân sách trên website: Tất cả chuyên gia (10/10) khẳng định mức sống của người dân – thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người – không ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thông tin ngân sách trực tuyến của họ, do đó không gây áp lực cho CQĐP trong việc thực hành minh bạch ngân sách trên website. Hai quan điểm nhận được sự đồng tình bởi nhiều chuyên gia: thứ nhất, người dân thường quan tâm đến những thông tin liên quan trực tiếp đến quyền lợi/nghĩa vụ của họ như thuế suất và số thuế phải nộp là bao nhiêu, cách thức nộp như thế nào, chứ ít quan tâm đến việc nhà nước sử dụng số thuế đó ra sao vì người dân không thể ước lượng số thuế mà họ đã nộp tương ứng với phần phúc lợi công cộng nào mà họ được hưởng (7/10 chuyên gia); và thứ hai, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chưa cao đến mức gây áp lực thuế làm phát sinh nhu cầu giám sát việc sử dụng thuế của nhà nước (3/10 chuyên gia). Chuyên gia 3 bổ sung quan điểm dưới góc độ khác rằng ở Việt Nam, chi phí dịch vụ internet rất rẻ và nhiều địa điểm công cộng cho phép sử dụng internet miễn phí, nên không nhất thiết phải là người có thu nhập cao mới sử dụng được internet; đồng thời
nhấn mạnh chỉ cần người dân quan tâm, họ có thể truy cập website của CQĐP một cách dễ dàng.
Về mối quan hệ giữa trình độ dân trí với minh bạch ngân sách trên website:
Hầu hết chuyên gia (9/10) đều cho rằng trình độ dân trí không tác động đến minh bạch ngân sách trên website của CQĐP. Lý do đầu tiên được nhiều chuyên gia (6/10) ủng hộ, là vì: nền dân chủ ở Việt Nam là nền dân chủ đại diện – mọi ý chí, nguyện vọng của người dân được phản ánh thông qua người đại diện. Người dân không trực tiếp giám sát hoạt động của CQĐP mà thông qua các đại biểu HĐND và các tổ chức đại diện khác. Do đó, trình độ học vấn và sự am hiểu của người đại diện đóng vai trò quyết định mức độ công khai, minh bạch của CQĐP. Còn người dân có học thức cao thì chỉ có thể bầu ra những người đại diện có năng lực để thay mặt họ giám sát CQĐP. Một lý do nữa cũng được một số chuyên gia (3/10) đề cập, đó là: thông tin ngân sách rất phức tạp để có thể hiểu được nếu không có kiến thức chuyên môn phù hợp. Quan điểm này làm giảm động lực cung cấp thông tin ngân sách trên website của CQĐP.
Về mối quan hệ giữa hoạt động báo chí địa phương với minh bạch ngân sách trên website: Tất cả chuyên gia (10/10) khẳng định hoạt động báo chí không tạo sức ép đến việc thực hành minh bạch ngân sách trên website của CQĐP “vì hoạt động báo chí ở Việt Nam bị kiểm soát rất nghiêm ngặt bởi nhà nước” (ý kiến chuyên gia 1). Không những thế, “báo chí địa phương là một kênh thông tin phối
hợp của CQĐP” (ý kiến chuyên gia 5). Các cơ quan chức năng ở địa phương
thường chủ động liên hệ và cung cấp thông tin cho báo chí để thông qua họ truyền tải chủ trương, chính sách và báo cáo tình hình KT-XH, thu – chi ngân sách đến